Thực nghiệm thăm dò

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 64)

Thực nghiệm này được tiến hành nhằm thăm dò khả năng thực hiện các bài tập của học sinh. Mặt khác, thông qua thực nghiệm sẽ đánh giá được tính khả thi của từng bài tập. Nhờ đó, đề tài sẽ có cơ sở trong việc lựa chọn kiểu bài, dạng bài

với những nội dung và hình thức phù hợp nhằm mang lại tính ứng dụng rộng rãi cho đề tài.

Trong thực nghiệm thăm dò, người nghiên cứu sẽ xây dựng, thiết kế hệ thống bài tập gồm những câu hỏi dưới hình thức một bài kiểm tra. Sau đó, nhờ giáo viên phụ trách cho học sinh làm bài. Trên cơ sở kết quả thu được, người nghiên cứu sẽ rút ra những kết luận về khả năng thực hiện bài tập của học sinh.

Thực nghiệm thăm dò là nhằm đánh giá năng lực của học sinh. Chính vì vậy nó được tiến hành trên cả hai lớp, không có lớp đối chứng. Nếu thực hiện tốt thực nghiệm thăm dò, người nghiên cứu sẽ có được những cơ sở quan trọng trong xây dựng và thiết kế nội dung thực nghiệm kiểm tra, đánh giá.

3.4.2. Thực nghiệm dạy học

Thực nghiệm dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng, vận dụng các bài tập mà khóa luận đưa ra vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể ở tiểu học trong môn Tiếng Việt.

Cách thức là người nghiên cứu soạn một số giáo án. Trong giáo án có sử dụng các dạng bài tập của khóa luận. Giáo án này sẽ được giáo viên tiểu học sử dụng để dạy ở các lớp thực nghiệm. Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tổ chức cho học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng thực hiện một bài kiểm tra. Việc đánh giá kết quả thực nghiệm chủ yếu dựa trên cơ sở đối sánh hiệu quả dạy học ở các tiết luyện tập về từ theo nội dung, hình thức, quy trình mà luận văn trình bày với các tiết luyện tập về từ trong môn Tiếng Việt được tiến hành một cách bình thường.

Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào kết quả quan sát được khi dự giờ đối chứng, thực nghiệm; căn cứ vào ý kiến của giáo viên đứng lớp, giáo viên phụ trách chuyên môn về hứng thú, năng lực đọc hiểu, năng lực giải quyết bài tập… của học sinh trong giờ học.

Để việc thực nghiệm diễn ra có chất lượng, đúng ý đồ, mục đích, trước khi tiến hành, chúng tôi tổ chức gặp gỡ, trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm một cách cụ thể về mục tiêu, về nội dung và cách thức dạy học, đặc biệt là việc tổ chức luyện tập về dấu câu thông qua các bài tập cụ thể.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Thực nghiệm thăm dò khả năng thực hiện các dạng bài tập về từ

Tổng số học sinh của hai lớp 51 và 52 tham gia thực nghiệm là 61 em. Kết quả tổng kết như sau:

Bảng 3.1. Kết quả điểm toàn bài của học sinh lớp 5

Từ bảng thống kê có thể nhận thấy: số bài điểm kém chiếm tỉ lệ thấp (1,6 %), điểm khá chiếm tỉ lệ cao (50,8). Kết quả như vậy cũng đã chứng tỏ các em hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện hững bài tập này. Chính vì vậy, hệ thống bài tập thử nghiệm đã chứng minh được tính khả thi của nó.

Để nắm rõ hơn khả năng thực hiện các bài tập và đánh giá được trình độ của học sinh, đề tài đã tiến hành lập bảng thống kê sau:

BẢNG 3.2. Kết quả làm từng dạng bài tập của học sinh lớp 5

Lớp 51 Lớp 52 Tổng TT Dạng bài tập Bài làm đúng % Bài làm đúng % Bài làm đúng % 1 (A.1.a) 28 93,3 26 83,9 54 88,5 2 (A.1.b) 29 96,7 28 90,3 57 93,4 3 (A.1.c) 24 80,0 23 74,2 47 77,0 4 (B.2.a) 22 73,3 23 74,2 45 73,8 5 (B.2.b) 20 66,7 19 61,3 39 63,9 6 (B.2.c) 19 63,3 20 64,5 39 63,9 7 (B.2.d) 18 60,0 16 51,6 34 55,7 8 (B.2.e) 16 53,3 15 48,4 31 50,8 9 (B.2.g) 14 46,7 13 41,9 27 44,3 10 (B.2.h) 15 50,0 14 45,2 29 47,5 Điểm kém (dưới 5) Điểm trung bình (6 – 7) Điểm khá (7 - 8) Điểm giỏi (9 – 10) Lớp Tổng số bài

kiểm tra Số bài % Số bài

% Số bài % Số bài %

51 30 0 0 4 13,3 15 50 11 36,7

52 31 1 3,2 5 16,1 16 51,6 9 29,0 Tổng 61 1 1,6 9 14,8 31 50,8 20 32,8

Qua bảng thống kê có thể thấy được mức độ thực hiện từng loại bài tập của học sinh. Những bài tập theo cấu tạo của từ tiếng Việt học sinh làm khá tốt. Loại bài tập theo đặc điểm các lớp từ tiếng Việt cũng mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý rèn luyện các loại bài tập cho các em.

3.5.2. Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá

Trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài cũng như qua dự giờ, quan sát các tiết học thực nghiệm chúng tôi thấy rằng: quá trình thực nghiệm đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác tích cực từ phía giáo viên và học sinh. Không khí học tập trong các giờ thực nghiệm sôi nổi hẳn. Hầu hết học sinh rất hứng thú khi thực hiện các bài tập. Bên cạnh đó, một số bài tập được tổ chức theo hình thức thi đua nhóm, tổ dưới dạng các trò chơi nên học sinh vừa học vừa được thư giản thoải mái. Vì thế mà các em không thấy mệt mỏi và nhàm chán. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, không khí có vẻ nặng nề, học sinh phải làm việc với sách giáo khoa, nội dung bài tập ít, hình thức đơn điệu. Các em chỉ thực hiện những yêu cầu trong sách mà không nhận thức được mục tiêu cần đạt là gì? Do đó, điều đáng nói ở đây là tại sao chúng ta lại không tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh để vừa mang lại hứng thú học tập cho các em, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học từ ngữ cho học sinh tiểu học.

Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tổ chức cho học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một đề bài. Nội dung đề bài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá năng lực sử dụng từ.

Qua chấm điểm, chúng tôi nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm làm bài với vẻ tự tin. Bài làm của các em sạch sẽ, ít tẩy xóa sửa chữa. Còn học sinh ở lớp đối chứng có những biểu hiện lung túng khi làm bài. Bài viết của các em tẩy xóa nhiều hơn.

Đề có 5 bài tập. Kết quả làm từng bài tập phần nào phản ánh nhận thức của học sinh về từ với ngữ pháp, ngữ điệu, nội dung và hình thức ngôn bản.

Dưới đây là kết quả bài kiểm tra cuối đợt thử nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã phần nào chứng minh được tính khả thi của hệ thống bài tập mà đề tài thiết kế.

Bảng 3.3. Kết quả điểm ở các lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp TN Lớp ĐC Điểm Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Điểm kém (dưới 5) 0 0 1 4,8 Điểm TB (5 - 6) 3 14,3 6 33,3 Điểm khá (7 - 8) 17 57,1 16 47,6 Điểm giỏi (9 - 10) 10 28,6 8 14,3 Tổng 30 100 31 100

Qua những kết quả khảo sát và thống kê, nhìn chug việc nghiên cứu và thực nghiệm hệ thống bài tập đã đạt được những kết quả ban đầu hết sức khả quan. Nhờ vậy, đề tài cũng phần nào chứng minh được tính khả thi và ứng dụng trong dạy học ở nhà trường tiểu học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. Có thể nói ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ của từ, cho nên nếu không có từ thì không có bất cứ ngôn ngữ nào. Chính vì vậy từ giữ vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

Trong ngôn ngữ thì từ quan trọng nhất, rồi đến câu, sau đó đến văn. Cho nên dạy từ là rất cần thiết. Đặc biệt là môn Tiếng Việt, với tính chất là môn học công cụ việc dạy từ càng quan trọng hơn. Bởi muốn giao tiếp tốt học sinh phải có vốn từ, tức là phải hiểu từ, có khả năng huy động và sử dụng từ, vốn từ của các em càng giàu có thì khả năng huy động và lựa chọn từ càng nhanh và chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc. Tuy nhiên, vai trò của từ càng lớn thì yêu cầu về việc cung cấp và làm giàu vốn từ lại càng không nhỏ. Do đó, dạy và học từ trở thành nhiệm vụ hết sức cần thiết và nặng nề. Trong đó, một phần trách nhiệm thuộc về nhà trường và thầy cô. Vậy, làm thế nào để dạy học từ thực sự đạt hiệu quả cao nhất?

Như chúng ta đã biết, trong ngôn ngữ và giao tiếp, nhu cầu sử dụng từ là rất lớn, biểu hiện cụ thể là từ xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sử dụng từ của học sinh ngày càng thể hiện những bất cập. Các em lúng túng khi nói, khi viết, vốn từ ít ỏi, nghèo nàn, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp văn cảnh… Vì vậy đã làm mất đi giá trị biểu đạt trong ngôn bản. Trong khi đó chương trình của sách giáo khoa lại chưa thực sự chú trọng và quan tâm đúng mức đến dạy và học từ. Nội dung và hình thức của các bài tập từ trong sách giáo khoa còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn và tạo hứng thú học tập cho các em. Do đó, trách nhiệm của các nhà giáo dục là phải có biện pháp giúp học sinh mở rộng và làm giàu vốn từ sao cho từ trở thành công cụ đắc lực trong ngôn ngữ và giao tiếp.

Xuất phát từ thực trạng hết sức cấp thiết đó, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu và tực tiễn dạy học từ trong chương trình tiểu học cũng như tìm hiểu về nội dung của sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.

Tuy nhiên, hệ thống bài tập có thực sự mang lại hiệu quả hay không thì vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học trong nhà trường tiểu học. Quá trình xây dựng bài tập đã căn cứ vào cấu trúc chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành; đồng thời dựa vào

đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, lí luận dạy học… nhằm thiết kế các dạng bài tập vừa có tính khoa học, hệ thống lại vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Kết quả nghiên cứu ở chương 1 chính là tiền đề thiết kế một số dạng bài tập ở chương 2.

Đề tài đã bám sát cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày cụ thể ở chương trình 1 để xây dựng các dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5. So với những bài tập trong sách giáo khoa, hệ thống bài tập mà đề tài đề xuất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Mục đích của bài tập là phát triển vốn từ co học sinh lớp 5. Trên cơ sở các dạng bài tập đã có trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi tham khảo và tìm hiểu thêm những tài liệu có liên quan. Từ đó, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thêm những dạng bài tập mới.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các dạng bài tập cũng đã có sự quan tâm đúng mức đến tính tích hợp trong giáo dục. Hệ thống giáo dục vừa đáp ứng mục tiêu của môn học nhưng cũng phải có sự kết hợp giữa học và chơi nhằm tạo hứng thú học tập, lòng say mê yêu thích môn học, kích thích tính ham hiểu biết, thích khám phá ở học sinh. Chính những điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của các em.

Tuy nhiên, học sinh có lĩnh hội được tri thức hay không cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp giảng dạy. Bởi vậy, việc nâng cao, bồi dưỡng trình độ và kiến thức cho giáo viên cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, cần sử dụng các tiết tăng cường tiếng Việt hợp lí nhằm phát triển vốn từ cho học sinh.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu và những kiến nghị, đề xuất của chúng tôi nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Do thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu hệp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã phần nào chứng minh được tính khả thi cho đề tài. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài mang tính ứng dụng rộng rãi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Huệ (1997) Giáo trình tâm lí học tiểu học dành cho cử nhân giáo dục tiểu học hệ đào tạo tại chức và từ xa, NXB GD, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB GD.

3. Diệp Quang Ban, Hữu Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 1), NXB GD. 4. Doãn Thị Ngoan (2000) Một số dạng bài tập rèn luyện từ ngữ cho học sinh lớp 4 & 5 theo hướng giao tiếp, Luận án thạc sĩ giáo dục.

5. Đặng Thị Lanh (chủ biên), Tiếng Việt 1 ( tập 1 & 2), tái bản lần thứ 6, NXB GD. 6. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB GD

7. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội .

8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB GD.

9. Hoàng Phê (chủ biên, 1994), Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 2), Trung tâm từ điển học, NXB GD, Hà Nội.

10. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ Tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội. 11. Lê Hữu Tỉnh (2001), Hệ thống bài tập rèn năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học, Luận án tiến sĩ giáo dục học.

12. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1998), Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học. 13. Lê Phương Nga, Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học.

14. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Tồn (2001), Những vấn đề dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, NXB ĐHQG, Hà Nội.

16.Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học Tiếng Việt, NXB GD.

17. Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. 18. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH & THCN. 19. Trịnh Mạnh, Dạy từ ngữ cho học sinh cấp một phổ thông.

20. Tiếng Việt 3, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+ 2, NXB GD

PH LC MC LC

Trang

1.Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên……….…1

2. Phiếu trao đổi về việc học từ………....3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đề thực nghiệm thăm dò………..4

4. Đáp án, thang điểm chấm bài kiểm tra thực nghiệm thăm dò…………...5

5. Giáo án thực nghiệm………6

6. Đề kiểm tra thực nghiệm dạy học………13

7. Đáp án, thang điểm chấm bài kiểm tra thực nghiệm dạy học……….15

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Về việc dạy học từ ở lơp 5)

Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học từ cho học sinh lớp 5, xin thầy (cô) hãy hợp tác trả lời các câu hỏi sau ( đánh dấu X vào ý mình chọn):

1.Theo thầy (cô), từ có vai trò như thế nào trong ngôn bản?

- Quan trọng - Bình thường

2. Thầy (cô) có nhận xét gì về nội dung dạy học từ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng?

- Phù hợp - Chưa phù hợp

3. Trong những giờ học từ, học sinh có cảm thấy hững thú hay không?

- Có - Không

4. Khi soạn bài về từ, thầy (cô) thường chú trọng nội dung gì?

- Lí thuyết

- Thực hành – luyện tập - Kết hợp cả hai hình thức

Vì……….. ………

5. Ngoài sách giáo khoa, thầy (cô) có đọc tài liệu liên quan đến từ không?

- Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Rất ít

6. Thầy (cô) có nhận xét gì về hình thức các bài tập từ trong sách giáo khoa?

- Phong phú, đa dạng - Nghèo nàn, ít ỏi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 64)