tiễn dạy học ở lớp 5
Tất cả những bài tập mà đề tài xây dựng có thể sử dụng trong phân môn luyện từ và câu (theo chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành)
Trong phân môn luyện từ và câu, các dạng bài tập đã trình bày có thể sử dụng đan xen trong các tiết học về từ bởi những nội dung này có mối quan hệ gắn bó với nhau. Do đó, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn dạng bài thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống bài tập là phát triển vốn từ cho học sinh.
Những dạng bài tập mà đề tài thiết kế có thể sử dụng trong các phân môn khác của tiếng Việt. Đây là dạng bài tập tương đối dễ, có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh.Tuy nhiên, vẫn có một số dạng bài tập khó thường áp dụng trong dạy học sinh giỏi. Những bài tập nhằm giúp học sinh phát triển vốn từ có thể áp dụng trong viết câu, viết đoạn, vừa rèn kĩ năng đọc, nói thành thạo.
Quá trình triển khai và áp dụng các dạng bài tập cần căn cứ vào yêu cầu, mục đích của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên dựa vào mục đích của từng dạng bài tập để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nhằm đem lạ hiệu quả cao trong dạy học. Hướng triển khai của các dạng bài tập này sẽ được chúng tôi áp dụng trong quá trình thực nghiệm dạy học được trình bày ở chương 3.
Chương 3
THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 3.1. Mục đích thực nghiệm
Hệ thống bài tập mà đề tài đề xuất được đưa vào thửc nghiệm ở trường tiểu học thông qua hoạt động dạy - học.
Mục đích của thực nghiệm là nhằm đánh giá khả năng thực thi của một số dạng bài tập phát triển vốn từ do đề tài xây dựng trong thực tiễn dạy học tiếng Việt ở lớp 5. Tức là thực nghiệm để trả lời cho được các câu hỏi: Học sinh có hiểu và giải quyết được các bài tập hay không? Học sinh có hứng thú khi thực hiện các bài tập về từ hay không? Việc luyên tập thông qua các bài tập mà đề tài đề xuất có nâng cao được hiệu quả dạy học từ nói riêng và dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 5 nói chung hay không?
Bên cạnh đó, trong quá trình thực nghiệm, những dạng bài tập nào cho học sinh hiểu và cảm thấy hứng thú, đồng thời khi thực hiện kết quả cao thì chứng tỏ những bài tập đó mang tính khả thi cao. Vì vậy cần được ứng dụng rộng rãi trong dạy và học. Ngược lại, những bài tập quá khó, học sinh cảm thấy bế tắc trong khi thực hiện thì nên giảm bớt hoặc loại bỏ.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là hệ thống bài tập chỉ gồm những bài quá đơn giản, mức độ khõ thấp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng học sinh lười suy nghĩ, không chịu động não tư duy, sáng tạo. Vì thế, trong quá trình thiết kế hệ thống bài tập, người nghiên cứu cần cân đối mức độ khó dễ của hệ thống bài tập sao cho vừa kích thích học sinh học tập vừa đem lại hiệu quả giáo dục cao.