Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệ thống bà

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 33)

thống bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5

a) Bài tập dạy tiếng

Bài tập là ra bài cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học. Thông qua hệ thống bài tập, học sinh củng cố và nâng cao dược kiến thức. Như vậy, bài tập phải đáp ứng được hai yêu cầu của người học là củng cố và nâng cao kiến thức.

Mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện

tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt và khả năng chuyển tải vốn kiến thức.

Bài tập củng cố kiến thức là những bài tập được xây dựng nhằm giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học. Do đó, nội dung của hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu và yêu cầu bài học, phù hợp với trình độ của tất cả học sinh. Mục đích tiến hành bài tập nhằm giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết đồng thời củng cố các đơn vị kiến thức lí thuyết vừa học.

Bài tập nâng cao kiến thức (hay còn gọi là bài tập rèn và phát triển kĩ năng) là một tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó. Nếu làm được một loạt bài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng. tuy nhiên, mức độ khó của những bài tập này cũng sẽ được tăng lên.

Để nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống bài tập, giáo viên cần đưa học sinh vào những hoạt động được tính toán và sắp đặt hợp lí. Có như vậy mới giúp học sinh đạt tới kĩ năng nhất định: “ Bởi vì tâm lí học hiện đại đã kết luận: chỉ trong hoạt động thì kĩ năng mới hình thành và phát triển”.

Tóm lại, trong các bài học thực hành bài tập là phương tiện, kĩ năng là mục đích cần đạt tới. Bài tập là yếu tố không thể thiếu và có vai trò, vị trí hết sức quan trọng

Hệ thống bài tập phát triển vốn từ của đề tài được sử dụng trong các giờ dạy của môn Tiếng Việt tiết luyện tập thực hành về từ và câu, chủ yếu thuộc phân môn Luyện từ và câu. Ngoài ra những bài tập này còn được sử dụng trong các phân môn khác như tập đọc, chính tả, đặc biệt là tập làm văn. Việc củng cố kiến thức từ cần được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Thời gian tăng buổi cũng là thời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để có được kết quả như mong muốn thì cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đó như thế nào, sử dụng nội dung và phương pháp nào là thích hợp?

Cấu trúc bài tập bao gồm hai phần cơ bản: lệnh bài tập và ngữ liệu

Lệnh bài tập là những yếu cầu về các hoạt động mà học sinh phải thực hiện. Một bài tập có thể hoặc nhiều lệnh.

Ngữ liệu là văn bản có sẵn, có thể là những câu, những đoạn có trong sách báo hoặc do người biên soạn đưa ra. Ngữ liệu có thể có hoặc không tùy theo dạng bài tập.

Các yêu cầu về nội dung và hình thức của hệ thống bài tập phát triển vốn từ sẽ được cụ thể hóa ở lệnh và ngữ liệu bài tập, cách sắp xếp các bài tập trong hệ thống.

b) Những yêu cầu đối với một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5

Bài tập phát triển vốn từ phải đáp ứng yêu cầu của bài tập dạy tiếng cũng như mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học. Đồng thời bài tập cũng cần được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa bài phát triển vốn từ cho đối tượng là học sinh lớp 5 với Ngôn ngữ học, Tâm sinh lí lứa tuổi, Lí luận giáo dục và lí luận dạy học, Chương trình dạy học tiểu học, Phương pháp dạy học tiếng Việt

Để đạt được mục đích, thực hiện được nhiệm vụ nói trên của các bài tập về từ, một số dạng bài tập này phải được biên soạn, xây dựng theo những nguyên tắc nhất định. Đó là các nguyên tắc cơ bản sau:

*Bài tập phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn:

Trước hết là về tính khoa học. Yêu cầu này đòi hỏi bài tập phải có sự thống nhất giữa lệnh bài tập và ngữ liệu. Lệnh bài tập chính là yêu cầu của bài tập, còn ngữ liệu chính là những dữ kiện. Thực hiện các bài tập ngôn ngữ là sự tác động lên dữ kiện theo yêu cầu của lệnh bài tập để tạo ra sản phẩm mới. Nếu dữ kiện không phù hợp với lệnh bài tập thì không thể thực hiện thao tác tạo ra sản phẩm mới.

Tính khoa học còn được thể hiện qua việc sắp xếp các lệnh trong một bài tập. Thao tác thực hiện trước phải tương ứng với lệnh có trước, thao tác thực hiện sau tương ứng với lệnh có sau. Hay nói cách khác, thứ tự các lệnh phải thể hiện được trật tự các thao tác trong hành động.

Tính thực tiễn yêu cầu hệ thống bài tập phải căn cứ vào mục đích, nội dung dạy học trong nhà trường tiểu học. Đồng thời cũng cần tuân thủ yêu cầu của bài tập dạy tiếng. Thông qua hệ thống bài tập, học sinh phải vừa củng cố vừa nâng cao kiến thức và hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp, đặc biệt là phát triển được năng lực sử dụng từ ngữ, đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong nhà trường và xã hội.

Muốn thực hiện tốt những yêu cầu này, mặt khác để nâng cao chất lượng của hệ thống bài tập, khi xây dựng và thiết kề bài tập cần căn cứ vào tình hình dạy học trong nhà trường, yêu cầu và nhiệm vụ của phân môn, mục tiêu của giờ học… Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo chương trình đào tạo, thực hiện đúng quy trình giờ dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp; căn cứ vào vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh… Hệ thống bài tập mang tính thực tiễn nhất định sẽ có tính ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao.

Đảm bảo tính vừa sức có nghĩa là bài tập không quá dễ cũng không quá khó so với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lưa tuổi tiểu học. Nếu bài tập quá dễ, học sinh sẽ không cần suy nghĩ, tìm tòi mà vẫn có câu trả lời. Do đó, dẫn đến tình trạng lười suy nghĩ, quá tự tin vào kiến thức của bản thân… Tuy nhiên với bài tập quá khó, phải cố gắng hết sức mà vẫn không tìm ra câu trả lời thì cũng sẽ khiến các em có tâm trí chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú học tập. Chính vì vậy cũng không đạt được mục đích giáo dục.

Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng cho việc đề xuất một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5. Đồng thời, bài tập cũng cần phù hợp khả năng nhận thức, trí tuệ của học sinh. Trong quá trình xây dựng bài tập, cần tìm cách tăng giảm mức độ khó sao cho phù hợp từng nhóm trình độ.

Để đáp ứng yêu cầu của hệ thống bài tập, đề tài đã căn cứ vào vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Ngoài ra, đề tài cũng đặc biệt quan tâm, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học có tác động đến thực hiện các bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5, trong đó có: tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý, ngôn ngữ.

Tri giác: tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và

mang tính không ổn định. Ở đầu tuổi tiều học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác đã mang tính mục đích, có phương hướng ró ràng – tri giác có chủ định (học sinh biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc, biết làm các bài tập từ dễ đến khó…)

Ngôn ngữ: hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viêt đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Thông qua ngôn ngữ có thể đánh giá được sự phat triển trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các em đang trong quá trình phát triển, vốn từ cò hạn chế.

Chú ý: ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định còn yếu, khẳ năng kiểm soát, điều

khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định ciếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Ở cuối tuổi tiểu học, ở học sinh đàn hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, các em đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập. Trong sự chý ý đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, biết định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian quy định.

Biết được những đặc điểm về tri giác, ngôn ngữ và chú ý của học sinh, các nhà giáo dục nên giao cho các em những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý và

nên giới hạn về mặt thời gian. Cần áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tiểu học và chú ý đến tính cá thể của học sinh. Điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục tiểu học. Tuy nhiên mức độ bài tập không nên quá phức tạp bởi khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của các em chưa cao, thêm vào đó vốn ngôn ngữ còn hạn chế.

Tư duy: tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ thể cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.

Trí nhớ: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 chủ yếu ghi nhớ máy móc. Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung tích cực trí tuệ của học sinh, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em…

Tưởng tượng: của học sinh các lớp đầu bậc tiểu học còn đơn giản, chưa bền vững, “ Về các lớp cuối, hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn. Đặc biệt lúc này các em đã có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác từ trước và ngôn ngữ ”.

Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề; biết xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ; các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú khi ghi nhớ kiến thức. Mặt khác những đặc điểm về tư duy, tưởng tượng của học sinh lớp 5 cho phép chúng ta ngoài việc chủ yếu rèn luyện khả năng nhận diện, phân loại từ láy còn có thể rèn luyện năng lực sử dụng từ, nắm được giả tri của lớp từ có khả năng biểu đạt cao.

*Bài tập phải phong phú, hấp dẫn và có tính hệ thống:

Yêu cầu bài tập phải đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức.

Về hình thức, bài tập có thể ở dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc trả lời ngắn.Trong các nhóm bài tập nên thiết kế các dạng bài tập theo những mức độ và cách thức diễn đạt khác nhau.

Về nội dung, bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 phải giúp học sinh phát triển được năng lực sử dụng từ, tức là sử dụng làm gì, sử dụng như thế nào?... nhằm mang lại giá trị biểu đạt trong diễn ngôn và văn bản.

Tính hấp dẫn của hệ thống bài tập thể hiện ở sự lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập. Bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 vừa khắc sâu kiến thức. Nhưng đồng thời cũng đem đến những cái hay, cái mới nhằm kích thích hứng thú học tập cho các em. Khi xây dựng hệ thống bài tập, các nhà giáo dục nên căn cứ vào điều này để tạo tính hấp dẫn, mới lạ cho hệ thống bài tập nhằm tạo sự tò mò, cuốn hút học sinh. Đồng thời, tính hấp dẫn còn được thể hiện ở sự đan xen các bài tập, cần kết hợp giữa học và chơi để tào sự thoải mái, hăng say trong học tập.

Để đem lại hiệu quả sử dụng từ cao, khi thiết kế bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5, giáo viên cần tăng giảm mức độ khó phù hợp với trình độ nhận thức và nhóm đối tượng học sinh.

*Bài tập mang tính ứng dụng rộng rãi có nghĩa là phải được sử dụng rộng rãi trong dạy và học. Dạy học sinh lớp 5 phát triển vốn từ trước hết là dạy các em nắm được vai trò, vị trí, đặc điểm cấu tạo của từ. Từ đó, nâng cao ý thức sử dụng từ cho học sinh. Nắm được điều này, đề tài sẽ là một trong những tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong dạy học từ nói riêng và từ ngữ nói chung.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)