Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đang là một sinh viên kinh nghiệm đứng lớp qua hai đợt thực tập sư phạm còn rất ít. Tuy nhiên, đó cũng là một trong những cơ hội để bản thân học tập, trau đồi, tích lũy kiến thức và đúc rút được những bài học từ bạn bè, thầy cô và những nhà giáo dục đi trước. Mặt khác, đây cũng chính là dịp tiếp xúc, làm quen với học sinh tiểu học.
Qua giảng dạy, dự giờ và giao tiếp, trao đổi với học sinh, chúng tôi nhận thấy: ngày nay, do được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin đại chúng nên vốn ngôn ngữ của học sinh cũng rất phát triển, các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Thông qua thực tập sư phạm 1 và 2 tại trường tiểu học Đồng Phú và trường tiểu học Hải Đình (tháng 2 và tháng 3/ 2015) là hai ngôi trường nằm ở trung tâm thành phố, tôi đã nắm được những đặc điểm tâm sinh lí cũng như trình độ học tập
và vốn ngôn ngữ của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5 – đối tượng của đề tài. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội cũng có tác động rất lớn đến sự phát triển trình độ, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của học sinh. Đó chính là cơ sở ch việc nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5.
Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 5 trường tiểu học Hải Đình. Trong quá trình lựa chọn đối tượng, chúng tôi chọn ngẫu nhiên những lớp có sự đa dạng về trình độ học lực, điều kiện dạy học tương đồng nhau.
Về giáo viên thực nghiệm, hầu hết là những giáo viên được đào tạo cơ bản, trình độ từ Cao đẳng và Đại học sư phạm, có năng lực chuyên môn từ khá trở lên.
Hai lớp tham gia thực nghiệm là:
- Lớp thực nghiệm: 51. Sĩ số: 30 Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Hải Vân - Lớp đối chứng: 52. Sĩ số: 31 Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thu Hà
Như vậy, quá trình thực nghiệm dạy học sẽ được tiến hành ở lớp 51. Còn thực nghiệm thăm dò thực hiện trong phạm vi cả hai lớp 51 và 52 với tổng số học sinh là 61 em
Thời gian thực nghiệm trong 2 tháng (tháng 2 và tháng 3/2015).