Tín ngƣỡng thể hiện trong các lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 62)

7. Bố cục của khoá luận

2.2.2.Tín ngƣỡng thể hiện trong các lễ hội dân gian

Lễ hội là hình thức biểu hiện rõ nét nhất trong sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo. Đây chính là nơi lƣu giữ rất nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp và mang tính cộng đồng. Đồng thời lễ hội còn là nơi để con ngƣời tập hợp, thắt chặt tình đoàn kết và sự biết ơn đối với thần thánh mang dấu ấn tâm linh sâu sắc.

Có thể nói rằng các lễ hội của cƣ dân Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, những cƣ dân của nông nghiệp lúa nƣớc, hầu hết có liên quan đến lễ hội nông nghiệp. Đây là những lễ hội phản ánh cuộc sống, phản ánh ƣớc mơ của ngƣời nông dân trong quá trình làm ăn, sinh hoạt, cải tạo thiên nhiên, xây dựng làng xóm…đồng thời cũng là hoạt động giải trí, một sinh hoạt tinh thần chính của ngƣời dân trong những tháng nông nhàn. Số lƣợng các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ hầu hết đƣợc mở theo mùa vụ - theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp và phản ánh khá đầy đủ cuộc sống ƣớc nguyện của những ngƣời nông dân. Lễ hội đƣợc tổ chức khắp trong năm, khắp mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh và với nhiều nội dung.

Bƣớc vào mùa khai phá đất đai thì họ làm lễ cầu xin thần thánh cho gặp đất tốt, khai phá an toàn, Bƣớc vào mùa gieo cấy thì làm lễ khai canh xin phép động thổ; trong thời kỳ chăm bón thì làm lễ cầu xin trời đất cho mƣa thuận gió hòa, hoa màu tƣơi tốt. Đến khi lúa chín thì làm lễ cúng cơm mới tạ ơn thần linh; và mùa thu hoạch thì mở hội ăn mừng thành quả lao động và gọi hồn lúa về kho; những khi nông nhàn thì mở hội giải trí, vui chơi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn củng cố tình cảm và sức mạnh của cộng đồng làng xã. [13, tr23,24]

Tuy nhiên, ngày nay rất khó tìm đƣợc một lễ hội nông nghiệp còn nguyên vẹn, thuần chất bởi sự phát triển của xã hội, sự xáo trộn của cƣ dân, sự thay đổi của nghề nghiệp… Ngƣời Việt giờ đây không chỉ làm thuần nông. Với những sản vật tự nhiên sẵn có cùng với sự rỗi rãi lúc nông nhàn đã sản

sinh các nghề tiểu thủ công. Nhu cầu trao đổi hàng hóa cũng làm nảy sinh một tầng lớp tiểu thƣơng, và cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ của xã hội…đã khiến cho nhiều ngành nghề khác nữa ra đời. Và vì thế, lễ hội nông nghiệp đã dần dần biến đổi, cải biến cho phù hợp với nhu cầu của những con ngƣời mới, những ngành nghề mới. Lễ hội nông nghiệp đƣợc “làm mới’ bằng những “lớp áo” văn hóa mới để có một diện mạo mới. Tôi xin trình bày một số lễ hội tiêu biểu của tín ngƣỡng phồn thực hiện nay ở đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội thƣờng gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ: Nghi thức thờ cúng mang màu sắc tâm linh, nghi thức thờ cúng rất quan trọng vì nó góp phần giải mã cho bản chất của một lễ hội. Căn cứ vào nghi thức thờ cúng của một lễ hội mà ngƣời ta có thể biết rằng đó là lễ hội nông nghiệp hay lễ hội tƣởng niệm các anh hùng lịch sử hay lễ hội ngành nghề… Nghi thức thờ cúng là yếu tố quan trọng nhất của một lễ hội và nó chỉ đƣợc thực hiện vào dịp hội làng.

Trong nghi thức thờ các vị thần phồn thực, đặc biệt thƣờng có các tục hèm mang tính nghi lễ. Đó là yếu tố cốt yếu của thờ phồn thực. Hèm trong các nghi thức thờ phồn thực thƣờng mang ý nghĩa là một nghi lễ hay phong tục với các lề lối cúng tế, xƣng tụng thần linh một cách “kỳ quái”, “xấu xa” hoặc cũng có khi là bình thƣờng. Các hèm này ngày nay mang tính cấm kị bởi đối với xã hội đƣơng thời, nó mang một ý thức về sự lệch lạc với hiện tại và sự bất bình thƣờng ấy khiến ngƣời ta phải ít nhiều giấu giếm, che đậy (dấu đối với ngƣời ngoài, tập đoàn làng xã khác. Thực hiện vào đêm khuya, giải thích bằng lý do chiều theo sở thích của thần…. “Điều đó làm chúng ta ngờ rằng các hèm “kì quái, xấu xa” ngày nay tuy có thể xuất hiện muộn nhƣng lại gần hơn hết về bản chất với các lối thờ cúng xƣa cũ, vào thời chúng đƣợc trình diễn bình thƣờng không mặc cảm, không e sợ” [17, tr129]. Một số hình thức của hèm – phồn thực khá điển hình là:

Hèm rước sinh thực khí ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Sơn Đồng (Hà Tây cũ), Khúc Lạc, Dị Lậu (Phú Thọ)…Khi thực hiện các hèm – nghi lễ này ngƣời ta thƣờng tổ chức những buổi rƣớc biểu tƣợng sinh thực khí hết sức linh thiêng và long trọng. Trong khi rƣớc sinh thực khí, ngƣời ta thƣờng cử hành những động tác hoặc những điệu vũ mang tính cách điệu của việc giao phối và sau đó tung những biểu tƣợng sinh thực khí này vào đám đông dự hội để tranh cƣớp. Việc giành đƣợc những sinh thực khí biểu trƣng này khiến ngƣời đi hội cảm thấy thỏa mãn và tin vào những gì tốt đẹp cho năm tới.

Hèm tắt đèn trong đêm rã hội ở các làng La (Hà Tây cũ), Ném (Bắc Ninh)….là một nghi lễ chính thức trong các lễ hội này. Sau khi tế lễ, ngƣời ta tắt đèn và đó là lúc nam nữ có thể trêu ghẹo nhau, quan hệ tình dục….Dân gian tin rằng việc thực hiện hèm – nghi lễ này trong lễ hội sẽ mang lại sự may mắn cho làng, sự trù phú cho đồng ruộng và sự sinh sản cho gia súc.

Ngoài ra, một số tục hèm khác nhƣ Bắt chạch trong chum, linh tinh

tình phộc, chen lấn nhau ở rất nhiều các lễ hội cũng là những nghi thức mang tính chính lệ thƣờng thấy ở các địa phƣơng có tục thờ tín ngƣỡng phồn thực.

Đôi khi, các nghi thức thờ cúng phồn thực này lại đƣợc thực hiện bằng việc thực hiện những sở thích của thần lúc sinh thời. Nghi thức thờ thần phồn thực diễn ra trong hội làng Chảy ở xã Liêm Thuận (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là một ví dụ. Tƣơng truyền rằng ở vùng này có một vị thần Dâm hay về trêu ghẹo đàn bà con gái nên làng phải tổ chức một trò chơi phù hợp với sở thích của thần để thần khỏi quấy. Đó chính là kiểu hát nõ nƣờng. Trƣớc khi bƣớc vào cuộc hát, làng phải làm lễ tế thần Dâm. Hai ngƣời quỳ hai bên, kính cẩn dâng “cây nõ nƣờng” trƣớc mặt để thần Dâm đậu vào. Sau đó nam nữ đứng thành hai bên làm những động tác và hát những câu hát gợi tình cho thần Dâm thƣởng thức để thần say sƣa mê mẩn mà quên việc quấy nhiễu phụ nữ.

Trong khi thực hiện các hèm kể trên thì có một hiện tƣợng chung nhất mà ta thấy đó là hiện tƣợng “mất trật tự”. Khác với các nghi lễ khác đƣợc

thực hiện trong không khí trang nghiêm, kính cẩn thì nghi lễ - hèm phồn thực đƣợc thực hiện trong không khí ồn ã, mất trật tự rất đời thƣờng. Theo PGS. TS Trần Lâm Biền thì hiện tƣợng “mất trật tự” trong các nghi lễ phồn thực này thực ra chính là nghi thức bắt buộc, một hành động nhằm diễn lại thời kỳ hỗn mang xƣa kia khi trời đất, cây cỏ, con ngƣời đang ở buổi ban đầu phát sinh, phát triển.

Phần hội: gồm các trò diễn và trò chơi

Trò diễn và trò chơi trong lễ hội cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên tín ngƣỡng. Đối với tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, trong các lễ hội làng, bất kể ở lễ hội phồn thực nào ta cũng gặp những trò diễn và trò chơi mang tính phong tục chứa đựng những yếu tố phồn thực.

Trò Diễn trong lễ hội thƣờng gắn liền với nhân vật phụng thờ một cách khá rõ nét. Các trò diễn có thể là việc cụ thể hóa hành vi của dân làng hƣớng tới vị thần đƣợc thờ phụng hay tín ngƣỡng thờ phụng. Với các trò diễn phồn thực ở những lễ hội còn lƣu giữ phong tục này trong các dịp hội làng ở đồng bằng Bắc Bộ thì có thể nói, nó càng khẳng định về sự hiện hữu của một tín ngƣỡng cổ xƣa của loài ngƣời trong đời sống ngƣời dân Việt.

Các trò diễn phồn thực trong các lễ hội dân gian này khá phong phú và mang đậm màu sắc “dâm bôn” bởi các “đạo cụ” trong trò chính là những biểu trƣng đa dạng của hình sinh thực khí đƣợc kết hợp với những vũ điệu gợi tả hay những câu hát đối đáp đầy ẩn ý. Trò diễn có thể là chiếc kén tằm bằng gỗ đẽo hình sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ đƣợc xỏ vào nhau mô phỏng hành động tính giao trong đám rƣớc, sau mỗi câu hát “Cái sự làm sao / cái sự làm vậy/ Cái sự thế này, cái sự làm sao” nhƣ trong hội làng Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh). Cũng có thể đó là chiếc lao ở hội Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), là chiếc dùi gỗ và cái mu rùa (bằng mo cau), trong Trò Trám (huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ), là một khúc tre và một mo cau trong hội Sơn Đồng (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ) hay còn là chày và cối

ở hội làng Nối (Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên) đƣợc mang ra giã theo nhịp câu xƣớng cổ truyền: “cái này là cái gì/ làm thế nào làm thế này” và trai gái nhân lúc đó cũng đùa nghịch nhau.

Trò chơi diễn ra trong lễ hội thƣờng không gắn với nhân vật phụng thờ một cách rõ nét nhƣ các trò diễn. Với các trò chơi trong hội thì đƣờng dây liên kết với thần và tín ngƣỡng bị mờ nhạt hơn là với các trò diễn. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các trò diễn phồn thực, các trò chơi phồn thực trong hội làng ở những nơi có thờ tín ngƣỡng này vẫn đƣợc ngƣời dân tổ chức nhƣ một phần không thể thiếu trong những dịp hội làng.

Các trò chơi mang ƣớc vọng của cƣ dân nông nghiệp có nội dung là tín ngƣỡng phồn thực về một cuộc sống sung túc đầy đủ diễn ra theo nghi lễ trong dịp hội làng dƣờng nhƣ là một cách lấy may, lấy phƣớc mang tính chính thống nhất. Trò chơi đóng một vai trò quan trọng, những tín ngƣỡng cầu cho sự may mắn, suôn sẻ của cả làng trong năm. Sự thắng lợi hay thất bại của các cuộc chơi thƣờng làm cho ngƣời ta liên tƣởng đến “tƣơng lai” của làng xóm. Nếu thắng nghĩa là may mắn và hy vọng vào những điều tốt đẹp đầy hứa hẹn. Còn thua chính là cách nhắc nhở ngƣời ta cẩn thận hơn. Mặc dù nó chỉ mang ý nghĩa tâm lý nhƣng cho đến nay nó vẫn mang những ý nghĩa nhất định đối với nông dân vì sự cầu mong sự phát đạt, khỏe mạnh là một nhu cầu sâu xa của con ngƣời. Chính vì vậy các trò chơi diễn ra khá đa dạng và phong phú với nhiều cách biểu hiện khác nhau, với những luật chơi khác nhau, giành cho nhiều loại đối tƣợng khác nhau…nhƣng luôn đem lại niềm vui thích, hứng

khởi cho ngƣời tham dự. Minh chứng cho điều này đó là Lễ hội “linh tinh

tình phộc”, tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ.

Cứ mỗi độ Xuân về, nhằm ngày 11 và ngày 12 tháng Giêng âm lịch, phƣờng Trám xã tứ Xã huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ lại nô nức với lễ hội Trò Trá, hay còn gọi là Linh tinh tình Phộc. Đây là lễ hội mang tín ngƣỡng phồn thực rất cổ xƣa của ngƣời Việt. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội Trò

Trám tại ngôi miếu cổ cách đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam lễ hội diễn ra gồm có hai phần chính:

Phần Lễ: Cáo Tế, dâng sớ và tâm điểm là lễ Mật. Phần tế kéo dài khoảng một tiếng, do các cụ cao niên có uy tín trong làng đảm nhiệm, diễn ra trong khung cảnh tôn nghiêm. Nội dung, kính cáo với tổ tiên những việc đã qua; dâng lên thần linh lễ vật là: Thanh bông, hoa quả, xôi, oản, rƣợu, thịt...dâng sớ cầu cho quốc thái, dân an, vạn vật sinh sôi, cây cối tƣơi tốt, mùa màng bội thu.

Hết phần tế cũng là lúc giờ tốt đã điểm, giờ tốt vào giờ chính Tý, tức là 0 giờ (24 giờ đêm), đây là thời khắc cử hành lễ Mật. Lúc này bên trong miếu, cụ thủ Từ ngồi trƣớc điện thờ, gẩy cây đàn Giằng Xay rồi hát thờ. Hát xong cụ lên điện, lấy ra hai linh vật gồm: Nõ (tƣợng trƣng cho sinh thực khí của nam), Nƣờng (tƣợng trƣng cho sinh thực khí của nữ), rồi đƣa cho đôi trai gái đƣợc chọn để hành lễ Mật. Đèn, nến trong miếu, ngoài sân tắt hết. Trong đêm tối mịt mùng, đôi nam nữ cầm linh vật quay mặt vào nhau, cụ Thủ từ hô “linh tinh tình phộc” 3 lần. Sau mỗi lần hô, ngƣời đàn ông cầm sinh thực khí nam đâm vào sinh thực khí nữ. Nếu đâm trúng cả 3 lần, năm ấy sẽ đƣợc mùa, cả làng đều nhân khang vật thịnh; nếu đâm trƣợt, thì đó là một năm khốn khó. Ngày xƣa, hai vật linh này đƣợc làm bằng gỗ mun và mo cau. Sau khi thực hiện xong nghi thức “Linh tinh tình phộc”, ngƣời ta rƣớc hai vật này quanh làng, rồi thả xuống nƣớc, lấy nƣớc ấy tƣới cho cây cối sẽ diệt đƣợc sâu bệnh. Hiện vật linh hiện nay đƣợc làm bằng gỗ mít, sơn đỏ, bọc trong vải đỏ cất giữ trên điện thờ của miếu Trò. Ở đây, động thái “Linh tinh tình Phộc” tƣợng trƣng cho phút khởi nguyên của đời ngƣời, một hiện tƣợng sự việc...Bên cạnh đó còn là “Tục hèm”, nhằm xua đuổi tà ma, tiễu trừ hiểm họa, cho vật thịnh dân an, xóm làng trù phú.

Sau thời khắc nghi thức, cụ Thủ từ hô lớn “Tháo khoán”, lập tức trong miếu tiếng chiêng trống nổi lên rùng rùng, để mừng và kính cáo với thần linh,

thiên địa biết lễ Mật đã thành công. Khi nghe thấy tiếng chiêng trống và tiếng la hét ở ngoài miếu thì ở trong làng ngƣời ta cũng đồng loạt gõ dùi vào mẹt, hoặc dùng chày giã vào cối và la hét theo để đuổi ma quỷ. Theo phong tục, các đôi trai gái trong làng đƣợc cho phép thực hiện lễ thức “tình phộc”, ngƣời nữ phải giữ lấy một vật của ngƣời nam để làm tin. Cô nào có chửa là lễ “hèm” thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phƣờng.

Phần hội: Gồm rƣớc lúa thần và trình trò “Tứ dân chi nghiệp”, còn gọi là “Bách nghệ khôi hài”, do phƣờng Trám diễn xƣớng có đặc điểm là: Trò, vè, hí tiếu, trêu, ghẹo, múa vui. Trò Tứ dân chi nghiệp lấy cái cốt là diễn lại các nghề của bốn giai cấp đặc trƣng trong xã hội thời phong kiến: Sĩ – Nông – Công – Thƣơng. Trong các hành động, lời hát đều mang tính ẩn dụ, hài hƣớc và đều quy về phồn thực. Màn cấy lúa, đƣợc thể hiện bằng các ca từ:

“Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc:

“Đi cấy thì gốc chổng lên

Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng”.

Anh đi câu thì hát:

“Người ta câu diếc, câu rô Anh đây câu lấy một cô không chồng

Có chồng thì nhả mồi ra

Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi”.

Lời hát của anh cung bông thì:

“Mặc ai căng lưới ngọn bè

Anh người phường Trám làm nghề cung bông Cô nào bông cán đã xong

Cô kéo sợi đáp lại:

“Xin đừng quản thấp lo cao Bông em đã nỏ anh vào mà cung

Sợi lôi ra bằng cổ chày

Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền”.

Cứ thế phƣờng Trám trình trò kéo dài hàng giờ, sôi động cả sân miếu. Lễ hội trò Trám song hành cùng cƣ dân bản địa hàng ngàn năm, đến năm 1928 bị dừng lại, sau đó bị ảnh hƣởng bởi luồng tƣ duy hẹp hòi, cho rằng dung tục. Bởi thế mãi tới năm 2000 lễ hội này mới đƣợc phục dựng, với nguyên bản lễ tiết và giá trị tín ngƣỡng phồn thực….

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 62)