Nguồn gốc về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 44)

7. Bố cục của khoá luận

2.1.1.Nguồn gốc về kinh tế xã hội

Để tìm hiểu về nguồn gốc của một tín ngƣỡng này hay khác, việc dựa vào những giải thích chủ quan về hiện tƣợng, đặc trƣng của tín ngƣỡng ấy là cần thiết nhƣng chƣa đủ. Cần phải tìm đến những nguyên nhân lịch sử - xã hội dẫn đến sự ra đời của tín ngƣỡng đó. Tuy nhiên, việc xác định đƣợc những điều kiện lịch sử của sự ra đời tín ngƣỡng này hay khác luôn là một sự thách thức trƣớc

khoa học, nhất là khi mà đối tƣợng của chúng ta ở đây chính là tín ngưỡng phồn

thực, một tín ngƣỡng nằm trong hệ thống tín ngƣỡng nông nghiệp và là một trong tín ngƣỡng có nguồn gốc cổ xƣa nhất trong lịch sử loài ngƣời.

Lần lại lịch sử, có thể thấy khi mà chế độ công xã thị tộc tan rã, xã hội chuyển qua thời kì có giai cấp với sự phát triển của các hình thức xã hội đặc

thù trong đó có hình thức công xã nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp đặc

trƣng. Chính những hình thức đời sống xã hội này với nền kinh tế nông nghiệp đã làm nảy sinh ra một hình thức tôn giáo ứng với nó: tín ngƣỡng nông nghiệp với những nghi lễ phồn thực mà sau này đã đƣợc phát triển lên

thành tín ngưỡng phồn thực. Nói đến tín ngƣỡng phồn thực, chúng ta đều hiểu

rằng đó chính là tiếng vang nào đó của tín ngƣỡng nông nghiệp cổ về mối liên hệ siêu nhiên giữa con ngƣời với đất đai, cây trồng và vật nuôi mà chủ yếu

trong đó chính là sự thông linh, ảnh hưởng của quan hệ dục tình giữa nam nữ.

Con người với sự sinh sôi nảy nở trong tự nhiên được thể hiện bằng rất nhiều nghi lễ hoặc những hành động ma thuật dục tình được tiến hành trong những chu kỳ nông lịch nhất định hoặc liên quan đến mùa vụ.

Có thể nói, một trong những cội rễ xƣa nhất, độc lập với các tín ngƣỡng và lễ nghi tôn giáo khác, gắn liền với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là những nghi lễ phồn thực tôn thờ sự sinh sản, nảy nở của cây trồng. Các nghi lễ thờ cúng thần nông nghiệp, các ma thuật phục vụ mùa màng, các hình thức khác nhau của tục hèm, Kiêng cấm trong trồng trọt, những dị đoan về mối liên hệ giữa tính dục con ngƣời với sự mắn đẻ và sinh sôi của vật nuôi và cây trồng là những nghi lễ cổ xƣa nhất của loài ngƣời.

Tín ngƣỡng phồn thực ra đời bắt nguồn từ sự bất lực của ngƣời nông nghiệp nguyên thủy trƣớc thiên nhiên. Để hiểu đƣợc tín ngƣỡng phồn thực, một tín ngƣỡng điển hình của tín ngƣỡng nông nghiệp, cần phải bắt đầu từ tín

ngƣỡng mẹ của nó, đây là tín ngƣỡng nông nghiệp. Nghi lễ ma thuật trong

nông nghiệp phần lớn đều thể hiện việc kết hợp âm – dƣơng, trời – đất thông qua các nghi thức với những biểu hiện dục tình. Cũng chính vì thế, những nghi lễ và tín ngƣỡng dục tình gắn liền với sự thờ cúng các thần đƣợc mùa trong

nghiệp. Và việc đi tìm nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực ở thời đại lịch sử

xa xưa ấy – tìm trong những người làm nông nghiệp thô sơ là có căn cứ.

Với những ngƣời làm nông nghiệp nguyên thủy, việc thờ cúng các vị thần mà theo họ có quyền năng cho họ một vụ mùa nhƣ ý là cái cần thiết. Các

vị thần này đƣợc gọi chug là thần nông. Với quan niệm của họ, thế giới có ba

tầng và ở mỗi tầng đều có các vị thần cai quản và trong đó vai trò của thần sinh sản có ý nghĩa lớn. Ở tầng giữa, tức là thế giới mà con ngƣời đang sống, họ phải phụ thuộc vào vị thần sinh sản bên trong, có nghĩa là thần ở trong đất, trong cây, quả. Ở tầng trên, có thần sinh sản bên ngoài là các thần khí, mƣa, thời tiết, mặt trời, các lực lƣợng thiên nhiên khác có ảnh hƣởng tới mùa màng. Và để có đƣợc mùa màng tốt tƣơi thì trƣớc hết phải cầu xin đến sự trợ giúp của các thần sinh sản này (cả bên trong và bên ngoài). Tức là trƣớc hết họ cần cầu đến các thần trong thiên nhiên để có đƣợc một năm mƣa thuận gió hòa phù hợp với mùa vụ, sau đó họ viện đến sự trợ giúp của các thần đất và thần cây để mong vào một sự sinh sôi nảy nở của cây trồng và đất đai.

Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội cổ truyền còn lạc hậu, thiếu công cụ sản xuất cộng thêm những khó khăn trắc trở nhƣ hạn hán, lũ lụt và thiên tai, mùa màng vì thế mà rất thất thƣờng, nạn thiếu ăn xảy ra thƣờng xuyên. Về hiện tƣợng này, Tôkarep đã viết “nguồn gốc này chính là sự bất lực của con ngƣời trồng trọt. cây trồng không phải lúc nào cũng đƣợc mùa, mà mùa màng phụ thuộc vào những điều kiện mà con ngƣời cần đến sự phụ trợ, giúp đỡ sự trồng cấy…”[14, tr 423].

Chính vì vậy, nhu cầu về việc cầu mong sự sinh sôi nảy nở là rất lớn. Điều này dẫn tới việc hình thành nên các nghi thức, tín ngƣỡng tôn thờ lực lƣợng siêu nhiên quyết định sự sinh sôi nảy nở. Từ đó, các lễ nghi ma thuật gắn với nông nghiệp và tín ngƣỡng phồn thực xuất hiện.

Ngay buổi đầu, trong nhận thức của ngƣời Việt làm nông nghiệp nguyên thủy, yếu tố ma thuật và những điều huyền bí khác là rất quan trọng trong canh tác. Đối với họ, nông nghiệp không phải là kỹ thuật trồng cấy đơn thuần nó còn có liên quan đến đời sống linh thiêng hiện hữu trong các hạt giống, trong luống cày, trong cơn mƣa và cả trong những khả năng đặc biệt của cây cỏ. Nông nghiệp có vai trò quan trọng lớn lao đối với đời sống của con ngƣời nhƣng cây trồng không phải bao giờ cũng đƣợc mùa. Sản xuất nông nghiệp và mùa màng lại luôn luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, trong đó có những yếu tố mà ngƣời làm ruộng không khắc phục nổi nhƣ hạn hán, lũ lụt, mƣa bão, khô hanh… và khi con ngƣời chƣa có đủ khả năng để chế ngự, điều tiết nó thì ngƣời ta phải “trông trời, trông đất, trông mây…”, phải viện đến mọi sự phù trợ mà họ cho là cần thiết để đƣợc vụ mùa nhƣ ý. Cứu cánh lớn nhất của ngƣời làm ruộng nguyên thủy trƣớc những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên chính là việc cầu viện đến sự phù trợ của một thế lực siêu hình còn mạnh hơn cả thiên nhiên. Vì thế họ tìm cách tổ chức các nghi lễ để qua đó xếp đặt, điều khiển và thậm chí cầu khẩn, van xin thế lực siêu nhiên ấy

để nhờ đó mà có đƣợc những gì tốt đẹp nhất. Từ đó các nghi lễ ma thuật nông nghiệp ra đời với mục đích lớn nhất là lễ bái, cầu cúng cho mùa màng thuận lợi, cây trồng nảy nở nhƣ ý muốn của con ngƣời.

Nhƣ vậy với những ngƣời làm nông nghiệp nguyên thủy, thiên nhiên, khí hậu và thời tiết là những yếu tố vô cùng quan trọng đối với họ để có đƣợc một vụ mùa có kết quả. Những yếu tố này dƣờng nhƣ lại nằm ngoài tầm kiểm soát của những con ngƣời cổ xƣa ấy, đó chính là sự bất lực của cƣ dân Việt trƣớc thiên nhiên. Việc tìm đến sự cứu trợ từ thiên nhiên bằng cách cầu xin thể hiện qua những phƣơng thức cầu cúng và lễ bái là kết quả tất yếu của sự

hạn chế về nhận thức sản xuất thời bấy giờ. Chính vì vậy, có thể nói rằng sự

bất lực của người làm ruộng nguyên thủy trước thiên nhiên là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời tín ngưỡng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 44)