7. Bố cục của khoá luận
2.2.1 Tín ngƣỡng phồn thực thể hiện trong các nghi lễ
Trong số các loại hình nghi lễ phồn thực trong các lễ hội dân gian ngƣời Việt ở Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các lễ hội dân gian của ngƣời Việt ở Bắc Bộ là lễ hội nông nghiệp hay có nguồn gốc từ nông nghiệp. Ngoài ra, cũng hầu hết trong các lễ hội nông nghiệp các nghi lễ phồn thực đƣợc thực hiện với những biểu hiện đặc trƣng và rõ rệt nhất, chính vì vậy trong phần này tôi xin trình bày những nghi lễ phồn thực chỉ trong các lễ hội nông nghiệp.
Nhƣ đã trình bày, lễ hội của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ phần lớn có mục đích phục vụ nông nghiệp nên các nghi thức, nghi lễ và cả những trò chơi, trò diễn trong lễ hội phần nhiều đƣợc diễn ra với mong muốn thỉnh cầu tổ tiên, các lực lƣợng siêu nhiên trợ giúp cho mùa màng tƣơi tốt, mƣa thuận gió hòa, âm dƣơng tƣơng hợp…Nó thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở về con
ngƣời và vạn vật của nhà nông trong quá trình làm ăn sinh sống. Bởi vậy, một trong những biện pháp cầu nguyện mà họ cho là hữu hiệu hơn cả là thực hành các nghi lễ trong nông nghiệp, những lễ hội phản ánh mong muốn và cuộc sống nhà nông thông qua yếu tố quan trọng, tiêu biểu gắn bó với công việc
canh tác và số phận của ngƣời nông dân là Nước – Lúa – Sự sinh sôi (của cả
con ngƣời, cây trồng vật nuôi).
2.2.1.1. Những nghi lễ phồn thực liên quan đến cầu nước (cầu mưa – cầu tạnh)
Nƣớc là yếu tố cực kỳ quan trọng, cần thiết cho sự sống và cho canh tác, ngƣời Việt vẫn truyền nhau câu nói “Nhất nƣớc nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên tầm quan trọng của nƣớc đối với việc trồng lúa. Đối với cƣ dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng lúa đại trà thì nƣớc lại cần thiết hơn nơi nào hết. Hầu hết các giống lúa trồng ở đồng bằng Bắc Bộ đều rất ƣa nƣớc.
Nước, mà ở đây là nước mưa, đối với sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng đƣợc xếp ở hàng đầu. Kể từ khi gieo cấy cho đến khi gặt hái, cây lúa luôn luôn cần có nƣớc để sinh trƣởng, phát triển. Ngƣời ta phải tìm mọi cách để có nƣớc, giữ nƣớc cho dù có lúc lũ lụt làm họ điêu đứng, kinh hoàng, với một vùng ao hồ, sông ngòi chằng chịt cùng với một diện tích đất canh tác trồng lúa rộng lớn nhƣ ở đồng bằng Bắc Bộ cùng với khí hậu hai mùa: Mùa mƣa (tháng 5 – 11), và mùa khô (tháng 11 – 4) thì khi trời mƣa xuống, nƣớc có thể tràn ngập ruộng đồng, sông suối, ao hồ nhƣng khi nắng hạn lâu dài thì ruộng đồng nứt nẻ, cây cối cằn cỗi. Nạn “chiêm khê mùa thối” luôn đe dọa ngƣời nông dân Việt, sự lo lắng về nguồn nƣớc lúc nào cũng thƣờng trực trong tâm trí ngƣời nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngƣời Việt lại luôn có ý thức sử dụng nƣớc tại chỗ, đó là nƣớc mƣa (chứ không phải là nƣớc sông vì nƣớc sông bị xếp vào hàng ngũ “thủy hỏa đạo tặc” để gây lên tai họa cho con ngƣời) cho nên họ quan tâm nhiều nhất đến mƣa. Chính vì vậy, cùng với việc xây dựng
hệ thống đê ngăn lũ dọc các triền sông bằng việc đào sông khơi rạch, dẫn thủy nhập điền và tiêu úng….để điều phối nƣớc thì ngƣời nông dân vẫn trông vào trời, vào những trận mƣa lớn nhỏ thất thƣờng không thể tính trƣớc. Và thế là
những nghi lễ cầu nước đƣợc nảy sinh để làm cầu nối giữa con ngƣời và thần
thánh trong những lúc cần thiết. Thực hiện những nghi lễ, nghi thức và những ứng xử này với thần linh, con ngƣời muốn khẩn cầu “ơn trời mƣa nắng phải
thì”, cầu: “Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm…”
Để nhằm có đƣợc mùa màng nhƣ mong muốn. Nƣớc luôn luôn biến động theo môi trƣờng sinh thái, thời tiết, khí hậu, địa vực, nên dù nhiều, dù sẵn, dù không mua bán ngƣời ta vẫn quý, vẫn lo, vẫn cứ phải:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm”.
Sự lo lắng, trông mong nhƣ vậy là có cơ sở bởi vì không phải bao giờ nƣớc cũng thỏa mãn thời vụ sản xuất, không phải bao giờ nƣớc cũng chảy về đầy đủ, đúng lúc cho cả một cánh đồng, cho nhiều cánh đồng hay cho hàng chục vạn mẫu ruộng của cả một vùng canh tác rộng lớn. Thế là nƣớc trở thành “vật báu”, “vật thiêng” và cũng là “vật đáng sợ” trong tâm thức của nhà nông cần phải làm thế nào để có nƣớc và điều phối đƣợc nƣớc theo ý muốn của con ngƣời để đảm bảo thời vụ. Chính vì thế các nghi lễ cầu mƣa đƣợc diễn ra hầu khắp các làng ở đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt là các nghi lễ cầu mƣa trong hội làng luôn có yếu tố phồn thực đi kèm. Ngƣời ta quan niệm rằng việc cầu “phong đăng hòa cốc” phải gắn liền với sự kết hợp âm – dƣơng, trời – đất, đực – cái thì nghi lễ cầu mƣa mới thực sự hoàn chỉnh và có kết quả. Chính vì vậy trong các lễ hội này, bên cạnh các biểu tƣợng và nghi thức cầu mƣa là sự
xuất hiện của các biểu tƣợng âm dƣơng (sinh thực khí Nam – Nữ) với các trò diễn riêng biệt, độc đáo.
Ví nhƣ hội làng Đồng Kỵ (huyện từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đƣợc mở từ mồng 4 đến mồng 6 tháng giêng hàng năm với nghi lễ đốt pháo cầu mƣa và đặc biệt là có tục rƣớc sinh thực khí. Để có đƣợc mùa màng thịnh vƣợng thì mƣa thuận gió hòa là điều vô cùng cần thiết. Tiếng sấm luôn báo hiệu những cơn mƣa đầu mùa. Vì vậy chƣa có sấm cũng có nghĩa là chƣa có mƣa thì con ngƣời cũng cần phải làm ra sấm phải gọi sấm đem mƣa về: Cây lúa chỉ đang “lấp ló đầu bờ” chỉ khi nghe tiếng sấm mới “mới phất cờ mà lên”. Tiếng sấm cũng nhƣ tiếng chiêng trống ở nhiều hội làng Bắc Bộ và đƣợc đồng nhất với tiếng sấm của trời. Ngƣời dân cho rằng tiếng chiêng trống, tiếng pháo là tiếng gọi mây, gọi mƣa. Chính vì vậy trong nhiều hội làng có nhiều nghi lễ đánh chiêng trống. Trong lễ hội Đồng Kỵ cũng vậy, ngƣời ta tiến hành nghi lễ đốt pháo để gọi mƣa. Ta dễ dàng nhận ra tiếng pháo đại nổ chói tai tƣợng trƣng cho tiếng sét, và tiếng pháo con nổ từng tràng là âm thanh của sấm kéo dài. Và để làm tăng sức mạnh cho nghi lễ cầu mƣa này các hành vi hay trò diễn phồn thực luôn thấy xuất hiện trong hội làng. Đó là sự có mặt của ha hình sinh thực khí bằng gỗ, một âm và một dƣơng với vai trò là lễ vật cúng thần và luôn ở vị trí dẫn đầu đoàn rƣớc. Một vị bô lão có chức sắc của làng hai tay cầm hai lễ vật này thực hiện trọng trách rƣớc hình sinh thực khí.
Dẫn đầu đoàn rƣớc cụ vừa đi cụ vừa hát, hát câu hát thật ngộ nghĩnh và cũng rất nhiều ý nghĩa: Cái sự làm sao, cái sự làm vầy/ cái sự thế này, cái sự làm sao! Vừa hát cụ vừa cử hành một điệu vũ, có thể gọi là điệu vũ âm dƣơng, cái điệu vũ mà con ngƣời ta nam nữ vẫn hay làm chung với nhau. Cụ lấy hai sinh thực khí lồng vào nhau, cái dƣơng xỏ vào cái âm. Cụ hát ba lần và điệu vũ cũng đƣợc nhắc lại ba lần trong đám rƣớc. Hai sinh thực khí âm dƣơng này, sau khi rã đám đƣợc đem đốt. [14, tr235]
Có thể nói lễ hội Đồng Kỵ là một lễ hội điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ mang tải hết ý nghĩa của lễ hội cổ truyền cầu mƣa. Nó vừa làm sống dậy những hồi ức xƣa cũ về việc cầu cúng cho mƣa thuận gió hòa bằng việc thi đốt pháo, vừa thực hành đƣợc những nghi lễ cầu mƣa bằng những hành động và trò diễn, mang yếu tố phồn thực.
2.2.1.2. Những nghi lễ cầu cho đất đai phì nhiêu
Cũng nhƣ với những ngƣời làm nông nghiệp khác, với ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, đất là yếu tố cực kì quan trọng đối với sự sống còn của con ngƣời nông dân, không có đất thì chẳng biết gieo trồng vào đâu để cho cây cối đơm hoa, kết quả cung cấp lƣơng thực cho con ngƣời. Chính vì vậy “tấc đất tấc vàng” những cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ có chung ý thức quý mến, tôn trọng bảo vệ đất và họ thực hiện điều này qua những nghi lễ, hoạt động cụ thể của mình.
Ngoài ra do quá trình con ngƣời sinh sôi nảy nở ngày càng nhanh, tiến hành lấn đất. Vì vậy diện tích canh tác ngày càng cạn kiệt, ngƣời nông dân cần phải tìm cách để mở rộng đất đai. Do đó con ngƣời tìm cách chinh phục đồng bằng lầy trũng bằng cách đắp bờ vùng, bờ thửa quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn…đƣợc sử dụng trƣớc hết là để trồng màu, san biển thành cánh đồng lúa tốt tƣơi. Họ cho rằng đất nhƣ “chiếc bụng của ngƣời mẹ mang thai” và để đất đai thêm màu mỡ phải truyền sức mạnh cho đất, cho đất sự phồn sinh để rồi đất sẽ trả ơn bằng cây cỏ và ngũ cốc. Chính vì vậy ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ rất chú trọng việc thờ đất, cầu đất. Hầu nhƣ làng nào cũng có miếu thờ thổ thần và quanh các miếu ấy thƣờng diễn ra hàng loạt các nghi lễ nhƣ “động thổ”, “khai canh”, “thƣợng điền”, “hạ điền”, “xuống đồng”, “cúng đất”…
Ngoài ra trong các lễ hội ngƣời ta còn làm các nghi lễ ma thuật về mối quan hệ giới tính của con ngƣời với sự phì nhiêu của đất đai. Lòng tin và mối
liên quan giữa việc giao hợp của con ngƣời với sự sinh sôi nảy nở và sự phì nhiêu của đất đai từ xƣa đã đƣa đến tƣ tƣởng ma thuật về sự thông linh giữa sức mạnh tình dục của con ngƣời với sức sinh sản của đất. Tƣ tƣởng ma thuật ấy chi phối khá nhiều đến công việc canh tác của ngƣời nông dân thời xƣa và dần “sâu rễ bén gốc” trở thành tâm thức của họ và còn lƣu truyền đến ngày nay. Vì thế các lễ hội thƣờng tạo điều kiện cho trai gái gần gũi nhau, yêu đƣơng nhƣ một biện pháp truyền sinh khí từ ngƣời sang đất để tăng sức sống cho mọi vật. Chính vì vậy trong các lễ hội nông nghiệp này chúng ta có thể tìm thấy các nghi lễ mang tính phồ thực ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đặc biệt, việc truyền sinh khí cho đất đôi khi còn đƣợc thể hiện trực tiếp ngay trên đồng ruộng vào ban đêm khi vừa cấy xong. Đây là một tục lệ cổ xƣa nhất nhằm kích thích sức mạnh của đất thông qua việc giao hợp của con ngƣời mà chúng ta vẫn thấy ở một vài nơi trên thế giới. Cho đến ngày nay tục này vẫn thấy ở một vài nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ dù nó có những biến thái. Hội “ghép đôi” của làng Hạ Đới (huyện tiên lãng Hải Phòng) là một ví dụ. Lễ hội đƣợc tổ chức vào ngày lễ hạ điền 15 tháng 3 âm lịch. Trong ngày lễ từng đôi trai gái đã đƣợc lựa chọn đến gần các thửa ruộng, và nhƣ thế có nhiều đôi trai gái ân ái với nhau giữa đồng thì mùa màng càng tƣơi tốt, bội thu vì con ngƣời đã truyền thẳng vào đồng ruộng một sinh lực cần thiết cho sự sinh sôi nay nở trong sản xuất nông nghiệp [13, tr320].
Mặc dù có những biểu hiện và các nghi lễ, tục lệ khác nhau tùy theo từng địa phƣơng nhƣ các nghi lễ này có những hành vi và động tác tính giao ngay trong lễ hội với mục đích là bằng quan hệ tình dục nam nữ, con ngƣời muốn truyền sinh lực để tăng thêm sự phồn sinh cho đất.
2.2.1.3. Những nghi lễ phồn thực cầu mùa, cầu lúa
Lúa là kết quả cuối cùng giữa nƣớc và đất và công sức lao động của con ngƣời. Với những ngƣời dân đồng bằng Bắc Bộ, lúa gạo lại đặc biệt quan trọng
bởi nó là nguồn lƣơng thực chính nuôi sống con ngƣời. Cây lúa trở thành biểu tƣợng thiêng liêng nhất với họ khi mà gần 80% dân số ở đây làm kinh tế nhờ cây lúa với 100% dân số dùng lúa gạo, sợ lúa gạo mất đi sẽ kéo theo sự hủy diệt cuộc sống của họ và cũng chính vì vậy mà nông dân ở đây đã thực hiện rất nhiều nghi lễ thờ lúa để nhờ thần linh phù hộ cho mình có đủ lúa gạo.
Việc thờ thần lúa diễn ra khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ bằng nhiều nghi lễ khác nhau nhƣ “đúc tƣợng lúa” ở Bồ Sao Vĩnh Phúc, “Rƣớc lúa thần” ở Tứ Xã (Phú Thọ), “gọi gạo” ở Phú Lễ (Bắc Giang). Trong những lễ hội nhƣ này ít nhiều cũng chứa đựng yếu tố phồn thực nằm trong quan niệm của ngƣời xƣa về sự phồn thực gắn với sinh sôi nảy nở của cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung.
Tục rƣớc ông Khiu, bà Khiu ở Thanh Đình (huyện Đoan Hùng – Phú thọ) chính là sự kết hợp của tục cầu mƣa, cầu lúa với biểu hiện tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, dân chúng ở đây xem lúa nhƣ một vị thần thực thụ và họ đối xử với lúa nhƣ với vị thần. Vì thế mọi ngƣời phải tôn kính thần, đầu năm phải làm lễ rƣớc thần phồn thực tiêu biểu của ngƣời Việt là cặp đôi ông Khiu bà Khiu. Trong lễ hội ngƣời ta rƣớc lúa thần tức là rƣớc ông Khiu bà Khiu do ngƣời thật đóng. Kiệu làng đến rƣớc ông Khiu, bà Khiu và trên kiệu có để cỏ de (loại cỏ có lá giống lá lúa) buộc lẫn với lá tẻ, lúa nếp, một bánh trƣng Tày dài bằng cẳng tay có hình sinh thực khí nam. Đi sau kiệu là một tốp ngƣời cầm mấy bông lau, bông chíp và một tốp ngƣời đội hình đầu trâu, đầu bò giả làm các quan vật của nhà nông vừa đi vừa múa làm trò. Đám rƣớc tiến về phía cái gò ở trong làng, giữa gò có cái “Oa nhà Nít” (mà dân gian gọi là đá cái hay cái của phụ nữ) hình thuyền tƣợng trƣng cho sinh thực khí nữ thì dừng lại, ông Khiu rời kiệu xuống oa làm hèm. Ông cầm bánh trƣng Tày hình sinh thực khí nam dúi xuống oa ba lần biểu hiện cho hành động giao hợp, kết hợp đực cái, rồi đám rƣớc lại quay trở lại đình tại đây ông làm lễ khấn đầu xuân với lời cầu khấn:
“Cầu cho dân khang vật thịnh /Mƣa thuận gió hòa / Để dân làng ta / Có nơm úp cá / Có giá đựng xôi…”. Khấn xong 3 lƣợt, ông Khiu bƣớc lên sân trên sân Đình có sẵn các vật tế nhƣ Ngô, Khoai, Sắn, Mầm lúa, Bánh dày, Bánh chƣng….Lúc này ông Khiu cầm bánh chƣng, bà Khiu bƣng mâm ngũ cốc, nhú xung quanh sân, nhú bên nào dân làng lại sô sang bên ấy, miệng reo hu hu! Hu hu hu…nhiều lần. Cuối cùng ngƣời ta rung một hồi trống rồi ông Khiu tung mâm ngũ cốc có các vật tế xuống phía dƣới. Khi đó dƣới sân mọi ngƣời chạy sô vào rồi vừa reo vừa cƣớp các lễ vật cúng tế
để lấy may [13, tr67- 68]
Có thể thấy toàn bộ nghi lễ toát lên sự cầu mùa, sự cầu lúa với rất nhiều những yếu tố phồn thực trong đó. Thể hiện nghi lễ này với những hành động mang tính phồn thực của ông Khiu (lúa thần) ngƣời dân nơi đây tin rằng có nhƣ thế, cây lúa ngoài đồng mới bắt chƣớc hoạt động đó của lúa thần và nhờ đó mà sức sinh sản của cây lúa đƣợc nhân lên gấp bội, mùa màng vì thế mà bội thu.
2.2.1.4. Những nghi lễ phồn thực cầu sự sinh sôi nảy nở
Với cƣ dân nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ thì sự sinh sôi nảy nở “đông đàn dài lũ” là hết sức cần thiết. Nghề nông là nghề đòi hỏi phải có nhiều sức lao động, nhiều nhân công, con ngƣời là nguồn nhân lực quan trọng nhất, chủ yếu nhất trong sản xuất. Chính vì vậy để cấy cày quán xuyến hết đƣợc vùng ruộng đồng lớn, những ngƣời nông dân ở đây luôn cầu có thêm ngƣời giúp họ gánh vác nghiệp nhà nông vất vả. Để có nhân lực dồi dào, nhà