Đặc điểm của tín ngƣỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 40)

7. Bố cục của khoá luận

1.2.5.Đặc điểm của tín ngƣỡng phồn thực

Nhƣ phần trên đã trình bày, tín ngƣỡng phồn thực nguyên sơ chỉ có hai dạng thức chủ yếu: thờ cơ quan sinh sản và thờ hành vi tính giao. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát trển, nó đã có một diễn trình lịch sử vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Tín ngƣỡng phồn thực đã không thể giữ đƣợc ở dạng sơ khai, nó không những tự nâng cao mà thƣờng đan xen với nó còn là các lớp tín ngƣỡng tôn giáo khác. Ngay trong các lễ hội tín ngƣỡng phồn thực theo diễn trình lịch sử, nó cũng có sự chồng phủ nhiều lớp trầm tích văn hóa mới, cũ khác nhau. Đó là chúng ta chƣa kể do sự chèn ép của các tôn giáo chính thống, của giáo lý và nhà nƣớc phong kiến, thực dân…tín ngƣỡng phồn thực có sự nhập thân, hòa đồng, biến tƣớng, ngụy trang, cách điệu hóa….có thể nói là thiên biến vạn hóa. Vì vậy, dƣới đây chúng tôi chỉ chú ý thể hiện hai khía cạnh biểu hiện cơ bản của tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam.

- Những tục thờ linga, yoni và hành vi tính giao.

Trƣớc hết, cũng giống nhƣ các cƣ dân Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam cũng thờ các tƣợng đá biểu tƣợng linga và yoni, ở tại xã Thanh Lâm (Lâm Thao) ngoại vi núi Hùng, xƣa kia ngƣời ta cũng thờ một cái “Oa” (hòn đá hình thuyền lõm) tƣợng trƣng cho âm vật. Đến ngày lễ, chủ tế cho rƣớc chiếc bánh chƣng tày cỡ lớn từ đình tới chỗ cái Oa để ông khƣu khấn vái rồi đâm cái bánh chƣng Tày xuống cái Oa ba lần. Tại lễ hội Đông Anh thị xã Hƣng Yên, trong hội rƣớc Ông Đùng – Bà Đà, ngƣời ta làm hai bức tƣợng khổng lồ rồi rƣớc mỗi ngƣời đi một ngả. Đến khi gặp nhau thì dừng lại, hai pho tƣợng tiến hành hành vi tính giao theo sự điều khiển của chủ tế.

Văn hóa phồn thực không chỉ tỏa sáng theo chiều cao, tỏa rộng và ăn sâu trong đời sống cộng đồng mà còn truyền lan theo chiều dài thời gian, âm ỷ thẩm thấu vào các phong tục, lễ hội, trong đời sống tâm linh làng xã của cƣ dân khắp mọi miền mà kết tinh thành nền văn hiến dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tín ngƣỡng phồn thực đã để lại nhiều lƣu ảnh và lƣu thanh đậm nét.

Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy, bên cạnh các lễ hội dân gian, một diễn trƣờng thể hiện tín ngƣỡng phồn thực đậm nét nhất thì phải kể thấy, đó là trên lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng để lại nhiều ấn phẩm, truyền thuyết không thể phai mờ. Mặc dù tam giáo đã thâm nhập vào đời sống dân tộc Việt Nam từ xa xƣa và ảnh hƣởng của các tôn giáo chính thống (Nho – Phật – Lão) là không nhỏ, nhƣng tín ngƣỡng phồn thực nguyên thủy “vô thức” vẫn nhập thân vào các tôn giáo đó rất rõ. Bằng chứng là trong hội họa, điêu khắc đình, chùa, miếu, lăng tẩm…các bức phù điêu trang trí của đình Liên Hiệp, đình Hƣơng Lộc (Hà Tây), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Phù Lão (Bắc Ninh), đình Tang Châu (Phú Thọ)…đều có các cảnh trai gái tắm trần truồng hoặc cảnh nam nữ đang đùa nghịch phô diễn các bộ phận sinh sản, thậm chí có cả cảnh trai gái đang giao hợp.

Riêng trong lĩnh vực văn học, tín ngƣỡng phồn thực vừa là đối tƣợng phản ánh lại còn vừa là “mẫu gốc” để truyền bá, để trao tặng. Điều đáng nói hơn là ở chỗ, tín ngƣỡng phồn thực không chỉ thể hiện trong văn học dân gian mà nó còn xuất hiện cả trong văn học Bác Học “Ảnh xạ” của nó cũng có quá trình biến đổi từ thô mộc đến tinh túy không ngờ. Có lẽ tác phẩm văn học đầu tiên đề cập đến bộ phận sinh thực khí nam – nữ là truyện “Nữ Oa – Tứ tƣợng”, dân gian đã ca ngợi sức áng tạo và che chở cũng nhƣ sự sinh sản thần kỳ của cơ quan sinh dục, “vật giống” của hai ngƣời đến mức nhƣ thần thánh thiêng liêng.

Ngoài ra, một đặc điểm dễ nhận thấy của tín ngƣỡng phồn thực đó là trên lĩnh vực sân khấu chèo tuồng, câu chuyện Thị Mầu lên chùa, Thị Mầu anh Nô (Quan Âm Thị Kính), câu chuyện thị Hến với thầy đồ, quan huyện, quan phủ, nhà sƣ (Nghêu, Sò, Ốc, Hến) đều có dƣ vị của trò chơi phồn thực. Khó nhận hơn cả là biểu hiện tín ngƣỡng phồn thực trong truyền thuyết Hùng Vƣơng. Ở đây tín ngƣỡng đã đƣợc nâng cao và phát triển tƣ duy lƣỡng hợp, lƣỡng phân, tƣ duy vuông – tròn, chẵn – lẻ, âm – dƣơng qua một hệ thống đã đƣợc “lịch sử hóa” (Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Bánh chƣng bánh dày, Phù Đổng Thiên Vƣơng…). Xem thế mới biết, dân gian ta không hề dễ dãi trong việc phản ánh chiều sâu bản chất của hiện thực, kể cả hiện thực thuộc về thế giới tâm linh.

Nhƣ vậy, tín ngƣỡng phồn thực là một tín ngƣỡng phồn thực nguyên thủy tự phát, tồn tại trong “vô thức tập thể”. Tuy nó phần nào thể hiện tƣ duy ấu trĩ nhƣng đây lại là một biểu tƣợng văn hóa cổ sơ nảy sinh trong buổi bình minh của “tuổi ấu thơ” nhân loại. Chính vì là biểu tƣợng văn hóa xa xƣa mà trong nó tiềm ẩn rất nhiều các tầng nền văn hóa của nhiều thời đại chồng phủ nên nhau. Việc khám phá, giải mã những “mật mã” của nó là vô cùng cần thiết bởi qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn, thấu đáo hơn tâm thức của con ngƣời xƣa và con đƣờng đi lên từ chỗ chƣa biết đến chỗ biết của họ.

Tiểu kết chƣơng 1

Theo dòng lịch sử, có thể thấy việ nghiên cứu tín ngƣỡng dân gian nói chung, tín ngƣỡng phồn thực nói riêng ở Việt Nam đã đƣợc các nhà khoa học và những nhà văn hoá dân gian Việt Nam để tâm nghiên cứu với rất nhiều công trình khoa học có giá trị. Những tài liệu này đã cung cấp những lí luận cơ bản về tín ngƣỡng phồn thực cũng nhƣ giúp chúng ta có đƣợc hình dung chung nhất về tín ngƣỡng này.

Với việc sử dụng khung lý thuyết vùng văn hoá và phƣơng pháp tiếp cận địa văn hoá, khoá luận có đƣợc cái nhìn tổng quát về đặc trƣng văn hoá – xã hội riêng có của đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm thống nhất văn hoá trong vùng nhƣng lại có đời sống văn hoá khá khác biệt so với các vùng khác trên cả nƣớc. Điểm khác biệt ấy đã chi phối mạnh mẽ đến tâm thức của cƣ dân trồng lúa nƣớc Bắc Bộ dẫn đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của tín ngƣỡng phồn thực.

Tín ngƣỡng phồn thực là một trong những tín ngƣỡng cổ xƣa nhất của loài ngƣời. Nguồn gốc ra đời, bản chất và những đặc trƣng của tín ngƣỡng này đã đƣợc diễn giải và trình bày trong chƣơng này.

Chƣơng 2

TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC

CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

2.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 40)