Bản chất của tín ngƣỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 32)

7. Bố cục của khoá luận

1.2.3.Bản chất của tín ngƣỡng phồn thực

Bản chất của tín ngƣỡng phồn thực là một dạng tôn giáo nguyên thủy tự phát, tồn tại trong “vô thức tập thể” nhƣ một thứ nguyên mẫu có sẵn. Về sau trong diễn trình lịch sử của nó, tín ngƣỡng này đã phát triển thành một thứ “siêu mẫu” có khả năng sinh sản vô tận với sự phân cành, rẽ nhánh và biến tƣớng rất đa dạng, phong phú nhƣng không kém phần phức tạp. Trong thực tế, ngƣời ta tìm thấy dấu vết hiện hữu của nó trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhân loại. Nó có mặt trong lao động sản xuất, đời sống văn hóa tâm linh, trong ứng xử giữa ngƣời với ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên. Không những thế tín ngƣỡng phồn thực còn hiện hình trong các phong tục, lễ hội, tôn giáo, trong mọi lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật (văn học, mỹ học, điêu khắc, kiến trúc….) và kể cả trong sinh hoạt tình dục, cuộc sống đời thƣờng của con ngƣời. Biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực sơ khai là thờ cơ quan sinh dục

nhƣ vật thiêng và sùng kính hành vi tính giáo nhƣ một ma lực có phép màu kỳ diệu. Dƣới góc độ nhân học văn hóa, chúng ta có thể giải mã đó là khát vọng thiêng liêng của loài ngƣời. Ngay từ khi chƣa tách hẳn khỏi giới tự nhiên, bầy ngƣời nguyên thủy đã ngƣỡng vọng và ƣớc mơ làm sao để “Tăng năng suất lao động”, cầu mong cho sự sinh sản dồi dào, “nhân khang vật thịnh”. Tuy nhiên về sau, tín ngƣỡng phồn thực phát triển, mai một hay lụi tàn đều tùy thuộc vào địa bàn cƣ trú, nghề nghiệp, “thổ ngơi” văn hóa – xã hội và trình độ tƣ duy, nhận thức của con ngƣời ở từng nơi, từng vùng miền, từng dân tộc và từng quốc gia nhất định. Ở những nơi nào con ngƣời có tƣ duy phát triển, trí tuệ sắc sảo thì họ đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực. Và kết quả là ở đó, ngƣời ta đã nhận thức và phát hiện ra học thuyết âm – dƣơng (Trung Quốc) hay tƣ duy lƣỡng hợp lƣỡng phân (Đông Nam Á tiền sử). Còn ở những nơi đạo Thiên Chú thịnh hành, tín ngƣỡng phồn thực mai một dần, chỉ còn “ảnh xạ” thấp thoáng trong các di sản văn hóa cổ. Chính vì vậy, ngoài tính tự phát, tính phổ quát, tính công lợi, tính tôn giáo thần bí, cần phải thấy tín ngƣỡng phồn thực còn có khu vực, tính dân tộc và tính tản mạn.

Theo các nhà nhân học văn hoá, tín ngƣỡng phồn thực trƣớc hết là sản phẩm của nền nông nghiệp, nhất là đối với nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Ở các quốc gia chủ yếu sống bằng nghề nông và trồng lúa nƣớc, tín ngƣỡng phồn thực có sự biểu hiện đậm đặc hơn và tồn tại lâu bền đến tận ngày nay. Điều này rất có lý bởi chẳng hạn: ngƣời dân du mục thấy hai con cừu đực – cái giao phối, nhƣng có khi mấy năm trời chỉ sinh đƣợc vài chú cừu con; trong khi đó, ngƣời nông dân chỉ vùi một hạt ngô hay một hạt thóc mà mới chỉ một vụ đã thu hoạch đƣợc hàng trăm hạt. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà các nhà khảo cổ học, các nhà nhân học văn hóa đã phát hiện ra nhiều điều lý thú ở những vùng dân cƣ có nghề nông trồng lúa nƣớc. Nhờ đó mà đến nay, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy ở một số thạp đồng hay các vật dụng bằng đồng khác, mà các nhà khảo cổ học phán đoán đó là những thứ đồ đựng hạt

giống, ngƣời xƣa đã đúc tƣợng những cặp nam – nữ đang giao phối trên nắp cùng với tƣợng đàn ông với bộ phận sinh dục phóng to gắn xung quanh. Chúng ta cũng còn có thể giải thích đƣợc tục lệ đem hạt giống đặt xuống dƣới gầm giƣờng của các cặp vợ chồng rồi sau đó mới đem gieo. Ngƣời ta làm nhƣ vậy để cho hành động tính giao “phả” vào hạt giống, kích thích nó nảy nở và sinh sản dồi dào nhờ “bắt chƣớc” hành vi của giống ngƣời.

Tóm lại với tín ngƣỡng phồn thực, cơ quan sinh dục và hoạt động sinh sản đƣợc sùng bái đã trở thành rất linh thiêng và chứa đựng những ý niệm tốt đẹp, ƣớc vọng tha thiết muôn đời của cƣ dân nông nghiệp.Mục tiêu của tín ngƣỡng này là cầu cho sự sinh sản dồi dào, cây cối tốt tƣơi, phong phú đăng hòa cốc, nhân khang vật thịnh.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 32)