Nguồn gốc về văn hóa – tâm linh

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 47)

7. Bố cục của khoá luận

2.1.2.Nguồn gốc về văn hóa – tâm linh

*Tư duy về sự kết hợp âm – dương, đất – trời, cha – mẹ đưa đến quan niệm về sự sống và sinh sôi, phát triển của muôn loài

Ngay từ thở sơ khai của loài ngƣời, bằng việc quan sát thế giới tự nhiên, con ngƣời nhận thấy rằng việc kết hợp của đực – cái, âm – dƣơng trong cả giới động vật thực vật đều mang lại kết quả là cây cối đơm hoa kết trái, là sự sinh con đẻ cái… Những kết hợp này đem lại sự sống và tiếp diễn sự sống trên trái đất. Ngƣời ta cũng nhận thấy “trong bí ẩn phồn thực có sự thiêng liêng của tình dục, sự giao phối âm – dƣơng, sự phục sinh của thực vật, sự tƣợng trƣng thiên thể, mặt trời, mặt trăng…” Từ đó, tƣ duy âm dƣơng với tƣ cách một thế giới quan thô sơ mà sáng suốt xuất hiện trong tâm thức loài ngƣời.

Với con ngƣời thì Âm và Dƣơng là hai nguyên khí gốc rễ của vũ trụ. Sự kết hợp giữa Âm và Dƣơng sẽ tạo ra vũ trụ và muôn loài, có nghĩa là sự sống đƣợc khởi đầu bằng sự kết hợp âm – dƣơng, đực – cái và mọi sự vật, hiện tƣợng vốn tồn tại, hiện hữu trong trái đất đều nằm trong quy luật chung ấy.

Đối với cƣ dân nông nghiệp thì tƣ duy âm dƣơng chi phối những hoạt động canh tác của họ. Với các nƣớc có nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới

thì ngay từ đầu, việc sinh sôi nảy nở của hoa màu (mà chủ yếu là lúa gạo) để

duy trì cuộc sống và việc sinh sản của con người để duy trì nòi giống là hai

yếu tố cơ bản của sinh tồn. Ngƣời ta cũng dần nhận ra rằng hai hình thái sinh

sản này có cùng một bản chất, cùng cần đến sự hòa hợp của hai yếu tố cha

(trời – dƣơng) và mẹ (đất – âm). Mẹ + Cha sinh ra con cái, Đất + Trời sinh ra cỏ cây và muôn loài. Chính sự liên tƣởng giữa Trời – Đất, Dƣơng – Âm, Đực – Cái, và việc hợp nhất của hai cặp “mẹ - cha” và “đất – trời” nguồn gốc sản sinh ra con ngƣời và vạn vật của vũ trụ luôn tồn tại trong tâm thức ngƣời nông dân là sự khái quát hóa đầu tiên đƣa đến một triết lý cơ bản, triết lý âm dƣơng. Từ đó nảy sinh quan niệm “lƣỡng phân lƣỡng hợp” rất đặc trƣng, chi phối mọi hành vi, ứng xử và hoạt động của ngƣời làm nông nghiệp.

Mẹ và Đất tƣợng trƣng cho âm, cha và Trời tƣợng trƣng cho dương

âm dƣơng vận động theo quy luật của nó. Âm dƣơng sinh ra tam tài là ba

ngôi có Thiên (trời), Địa (đất) Nhân (con ngƣời), trong đó ngƣời là yếu tố trung gian giữa trời và đất. Ngƣời - Trời và ngƣời - đất là những sự kết hợp đem lại nhiều huyền tích cho thế giới hiện hữu. Hơn tất cả, sự kết hợp ấy đƣa đến và dƣỡng nuôi sự sống mà trong ấy con ngƣời học đƣợc tất cả, từ vũ trụ nhân sinh đến yêu thƣơng giống loài từ thời vụ cây trồng, bảo vệ mùa màng đến thờ cúng thần linh...

Con ngƣời đặc biệt là những ngƣời làm nông nghiệp, coi trọng sự kết hợp đó, coi trọng thuyết âm dƣơng và đã vận dụng nó trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ quan niệm “âm dƣơng hòa hợp”, “âm dƣơng chuyển hóa” với biểu hiện Đực – Cái sẽ tạo nên vũ trụ hài hòa, cây trồng và vật nuôi sinh sôi nảy nở nên không chỉ có ngƣời Việt làm nghề nông mà những ngƣời làm nghề nông trên khắp thế giới đều đặc biệt coi trọng cặp đôi âm – dƣơng mà trời và đất chính là cặp đôi đầu tiên, điển hình nhất.

Nhƣ vậy, tƣ duy về sự kết hợp âm – dƣơng, đất - trời, cha – mẹ đƣa đến quan niệm về sự sống và sinh sôi, phát triển của muôn loài. Với niềm tin mãnh liệt của con ngƣời cổ xƣa vào việc mọi vật trên trái đất sinh ra đều do

sự kết hợp âm – dƣơng thì con người, cây cỏ và vạn vật cũng không nằm

ngoài quy luật chung ấy: kết hợp âm dương, đực cái để sinh sôi và phát triển.

*Tín ngưỡng thờ Mẹ và sự nhân hóa đất đai, cây trồng của cư dân nông nghiệp đưa đến yếu tố phồn thực

Cƣ dân Việt vốn từ lâu đã tin rằng đất đai và cây trồng cũng có cuộc sống và linh hồn. Và vì “sức mạnh tình dục và sự mắn sinh của con ngƣời từ lâu trong ý thức của con ngƣời đã có mối liên hệ với sự phì nhiêu của đất, với năng suất của đồng ruộng nên những sự nhân cách hóa thần thánh khát vọng yêu đƣơng và hôn nhân của con ngƣời thƣờng cũng là sự nhân cách hóa sự phì nhiêu của đất” [14, tr230]. Cùng với đó là sự tôn thờ ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ đƣợc đồng nhất với vai trò là ngƣời mẹ thế gian. Với toàn bộ niềm tin ấy, họ đã nhân hóa và gán cho đất đai, cây trồng những khả năng của con ngƣời, từ những khả năng đặc biệt của giới tính nữ đến khả năng kết phối và sinh sản của ngƣời mẹ.

Có thể nói, lai lịch cổ xƣa của vệc nhân cách hóa đất đai gắn với việc tôn thờ ngƣời mẹ đã có nguồn gốc từ thời kì xã hội tiền giai cấp và ăn sâu trong các nghi lễ nông nghiệp nguyên thủy. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và

các nhà khảo cổ học còn đẩy lùi hình thái thờ phụng này ngƣợc về thời tiền

sử, thời đồ đá mới.

Ngƣời Châu Âu họ đều có chung một quan niệm “Ngƣời nông dân hiểu vụ mùa nhƣ một đứa con của chiếc bụng mang thai của đất” bên cạnh đó quan niệm “mẹ mầu mỡ của đất đai” đƣợc hiểu không phải là sự ẩn dụ mà theo đúng nghĩa đen của nó thì Đất sinh ra muôn loài, nuôi dƣỡng chúng và rồi lại nhận lấy cái mần phồn sinh của chúng. Và tất nhiên những ngƣời làm ruộng

Phƣơng Đông cũng cùng chung quan niệm nhƣ vậy về sự nhân cách hóa đất đai và sự tôn thờ ngƣời Mẹ. Hơn nữa các cƣ dân Việt họ cho rằng đất đai luôn có một vị thần cai quản, đó là thần đất hay Thổ thần. Thần đất có nhệm vụ che chở, bảo vệ mọi ngƣời sống trên đất đai của thần, đồng thời thần cũng có quyền điều phối, gia giảm đất đai và vì thế mà ảnh hƣởng đến mùa vụ. Do vậy, muốn đƣợc sống yên ổn, muốn cho đất đai màu mỡ, dễ làm ăn, mùa màng bội thu thì phải tôn kính thần, xử sự làm sao cho thần vừa ý để thần ban phát lộc cho mọi nhà…

Chính vì những lý do nhƣ vậy, và chính quan niệm của mình về đất mà con ngƣời thấy cần phải trân trọng đất đai – ngƣời Mẹ. Ngƣời ta tìm cách tôn vinh lòng nhân từ của mẹ Đất bởi tin rằng Ngƣời sẽ đáp trả bằng cách ban cho cây trồng trĩu nặng hoa trái và của cải đầy nhà....Đối với cƣ dân Việt cho đến ngày nay ngƣời ta vẫn còn tìm thấy bóng dáng của niềm tin vào “một đời sống thực thụ” của cây lúa. Hơn thế nữa, ngƣời ta không chỉ nhân cách hóa cây lúa mà còn coi lúa nhƣ một vị thần đáng kính có hồn vía, có diện mạo và có đủ quyền uy để ban phát hay tƣớc đoạt sự no đủ của con ngƣời. Hiện nay ngƣời ta còn thấy một số tộc ngƣời Việt họ vẫn thực hành nhiều nhiều nghi lễ liên quan đến việc thờ cúng và rƣớc thần lúa hàng năm để thể hiện sự tôn kính với thần lúa nhƣ ở nhiều nới tiến hành các tục rƣớc lúa thần....

Qua những dẫn giải trên, chúng ta luôn bắt gặp niềm tin vào sức mạnh phồn thực của đất đai và cây trồng thông qua việc nhân cách hóa chúng và gán cho chúng sự sinh sôi nảy nở. Nhƣng cần phải làm thế nào để cho việc sinh sôi nảy nở này diễn ra nhƣ mong muốn câu trả lời đƣợc tìm thấy trong những nghi lễ ma thuật mang đậm chất phồn thực mà con ngƣời thực hiện trong mỗi mùa vụ.

*Ý thức về mối liên hệ giữa sức mạnh tình dục và giới tính của con người với sự phì nhiêu của đất và năng suất của cây trồng

Nhƣ trên đã trình bày, tất cả những tín ngƣỡng và lễ nghi đƣợc biểu hiện trong các lễ hội của cƣ dân nông nghiệp xa xƣa, bằng cách này hay cách

khác, phản ánh vào sự liên thông giữa quan hệ tình dục con ngƣời với sự sinh sôi của đất, sự nảy nở của cây trồng. Những hiện tƣợng dị thƣờng liên quan đến quan hệ giao phối thƣờng đƣợc con ngƣời cho là một cái gì kỳ diệu, huyền bí, siêu nhiên, tác động mạnh mẽ đến tự nhiên cây cỏ. Vì thế con ngƣời thông qua hoạt động tình dục của mình sẽ truyền cho đất đai, cây cối một sức mạnh siêu nhiên nào đó để làm tăng sự phì nhiêu của đất và năng suất của cây trồng. Quan niệm phồn sinh con ngƣời gắn với sự sinh sôi của đất và phát triển của cây trồng ra đời từ đó. Chính vì thế, các biểu hiện lạ lùng, kỳ quặc có liên quan đến tình dục trong các nghi lễ nông nghiệp đƣợc con ngƣời vận dụng một cách triệt để với một niềm tin bất biến rằng điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của cây trồng, đến mùa vụ. Lòng tin ấy đã đƣa đến tƣ tƣởng ma thuật với mối quan hệ giới tính của con ngƣời với sự phồn thịnh trong giới tự nhiên.

Theo các tƣ liệu dân tộc học thì lòng tin vào một mối liên quan và những ảnh hƣởng nhất định mang tính tâm linh giữa việc giao hợp tình dục của con ngƣời với việc sinh sôi nảy nở và phì nhiêu của đất đai cây trồng là lòng tin bắt nguồn từ điều kiện sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời trong những giai đoạn đầu phát trển và từ thế giới quan “hạn hẹp” ở các xã hội nông nghiệp nguyên thủy. Họ cho rằng muốn cho đất đai phì nhiêu thì phải truyền thêm sinh khí cho nó bằng các hành động tình dục của chính con ngƣời. Tƣ tƣởng ma thuật ấy nó đã chi phối khá nhiều đến công việc canh tác của ngƣời nông dân thời xƣa. Chính vì vậy, trong mùa gieo hạt, các chủ đất tha thiết có những đôi trai gái yêu đƣơng, giao phối ngay trên đất ruộng của mình mà đôi khi họ phải tự làm điều đó để mong cho đất đai màu mỡ và hạt giống nảy nở nhờ vào sinh lực có đƣợc từ những cuộc giao phối.

Nhƣ vậy có thể thấy những cuộc phối ngẫu theo nghi lễ thực hiện trên đồng ruộng, hay những cuộc kiêng khem mang tính nghi lễ trong mùa gieo hạt đều xuất phát từ những mối liên hệ chặt chẽ giữa cây cỏ và tinh thần kích

dục. Điều này đã làm nên bản chất của những nghi lễ nông nghiệp cầu mùa của ngƣời làm nông nghiệp thời xƣa. Và đó cũng chính là một yếu tố căn bản tạo nên tín ngƣỡng phồn thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một hoạt động nữa cũng đã tồn tại từ những ngày đầu sơ khai đã dƣa

đến sự ra đời của tín ngƣỡng phồn thực, đó là nghi lễ nông nghiệp. Có thể

thấy rằng đặc tính của công việc nông nghiệp không thể tách rời với những nghi lễ. Thực tế, ngay từ những ngày đầu lao động nông nghiệp tự bản thân nó đã tỏ ra là một nghi lễ. Tiến hành công việc nông nghiệp, ngƣời cày ruộng thâm nhập và gia nhập vào một khu vực phong phú những điều linh thiêng từ cách thức và những quy định trong việc gieo hạt, tƣới nƣớc, bón cây cho tới lúc thu hoạch....Thông qua các hoạt động nghi lễ và lễ hội nông nghiệp con ngƣời tin rằng sẽ kích thích sức mạnh của đất, truyền sức mạnh ấy qua thực, động vật để nhằm tăng thêm sự mắn đẻ, sinh sôi và kết quả là một mùa vụ nhƣ mong muốn.

Ngay từ khi lựa chọn và giữ gìn hạt giống cũng đã là một nghi lễ linh thiêng và bắt buộc. Với quan niệm của ngƣời làm nông nghiệp xƣa thì việc lựa chọn ngƣời phụ nữ cho công việc giữ gìn và chăm sóc hạt giống cũng trở thành công đoạn thiêng liêng mang tính nghi lễ vì ngƣời phụ nữ có khả năng gần gũi với tự nhiên với các hạt giống, nên ngƣời phụ nữ đƣợc lựa chọn ở công đoạn này. Tiếp sau đó, việc cày cấy và gieo hạt cũng đƣợc thực hiện trong một trạng thái có tính nghi lễ. Ngƣời làm ruộng tắm rửa thân thể, mặc lên ngƣời những bộ quần áo sạch sẽ nhất và sau khi đã gột rửa tâm hồn mình bằng những câu cầu khấn thầm thì nào đó, công việc gieo hạt đƣợc tiến hành.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đặc tính nghi lễ của những tập tục nông nghiệp và mục đích của chúng hiển nhiên là nhằm tới một mùa vụ bội thu. Chính vì thế, hoạt động nông nghiệp thƣờng đƣợc gắn chặt với các nghi lễ, các lễ hội có liên hệ với việc gia tăng sức mạnh hoạt động trong các hạt

giống, trong các chồi lá, trong các bông hoa. Ngƣời phụ nữ hoạt động tính giao, giới tính… là một loạt những trung tâm năng lƣợng thiêng và những điểm xuất phát dành cho kịch bản các lễ hội nông nghiệp. Chúng ta thấy rằng sự mắn đẻ của động vật, sự sinh sôi của cây trồng đƣợc trông chờ bằng cách tiến hành các nghi lễ hầu hết là có liên quan đến những đối tƣợng này. Với quan niệm là ý nghĩa pháp thuật tiến hành sẽ truyền vào cho đất, cho mầm cây và việc sinh sản nhiều của con ngƣời và độ phì nhiêu của đất nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau nên dẫn đến các hoạt động nghi lễ dành riêng cho nông nghiệp.

Nhƣ vậy, tín ngƣỡng phồn thực đƣợc hiểu nhƣ là hoạt động mang tính

thiêng của con người với những biểu hiện phối ngẫu để đưa đến những điều tốt đẹp cho cây trồng và mùa màng.

2.2. TÌNH HÌNH TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng phồn thực của người việt ở đồng bằng bắc bộ (Trang 47)