Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng CTTC và HQHĐKD của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng.

- Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu. Là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập,tổng kết, mô tả (trình bày, tính toán) số liệu để phản ảnh tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu. Các kỹ thuật đƣợc sử dụng để tổng kết sữ liệu: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị, trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành bảng số liệu tóm tắt; Thông kê tóm tắt qua các con số.

- Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Các dạng so sánh :

 So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu:

= kỳ (điểm) phân tích - kỳ (điểm) gốc.

 So sánh bằng số tƣơng đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số

tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

-Xử lý số liệu theo lĩnh vực: Để thực hiện mục tiêu 1, tác giả sẽ phân tích số liệu chung của lĩnh vực, mà đại diện là 32 doanh nghiệp trong mẫu số liệu thu thập.

+ Trong phần phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Khai khoáng, tác giả xét số liệu tổng của các chỉ tiêu trong lĩnh vực. Dữ liệu này đƣợc tính toán bằng cách cộng tổng chỉ tiêu đang xét của 32 doanh nghiệp với nhau.

+ Khi phân tích thực trạng CTTC và HQHĐKD của các doanh nghiệp Khai khoáng, tác giả xét số liệu trung bình của các tỷ số trong lĩnh vực. Do sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích nên tác giả sẽ không sử dụng cách tính trung bình tỷ số thông thƣờng, cộng tất cả tỷ số đang xét của các doanh

29

nghiệp, sau đó chia cho số doanh nghiệp. Vì cách trên sẽ dẫn đến sai số rất lớn, tỷ số trung bình tính đƣợc sẽ không chính xác, độ tin cậy kém. Tác giả tính toán tỷ số trung bình bằng cách:

Tỷ số trung bình = Tổng chỉ tiêu trên tử của 32 doanh nghiệp

Tổng chỉ tiêu dƣới mẫu của 32 doanh nghiệp

Ví dụ:

Tỷ suất nợ trung bình = Tổng nợ của 32 doanh nghiệp

Tổng tài sản của 32 doanh nghiệp

Mục tiêu 2 Phƣơng pháp phân tích nhân tố bằng mô hình hồi quy tuyến tính 2.1, theo hai phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định FEM, và ảnh hƣởng ngẫu nhiên REM, sẽ đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CTTC.

Mục tiêu 3: Phƣơng pháp phân tích nhân tố bằng mô hình tuyến tính 2.2, theo hai phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định FEM, và ảnh hƣởng ngẫu nhiên REM, sẽ đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến HQHĐKD của doanh nghiệp. Và mô hình 2.3 và 2.4, đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa CTTC và HQHĐKD của doanh nghiệp Khai khoáng.

Phương pháp hồi quy dữ liệu

Với số liệu ở dạng bảng, trƣờng hợp tiếp cận đơn giản nhất là giả định hệ số trục tung và hệ số độ dốc không đổi theo thời gian và các đơn vị chéo, tức là bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ ƣớc lƣợng hồi quy OLS thông thƣờng. Tuy nhiên phƣơng pháp này thƣờng dẫn đến hiện tƣợng tự tƣơng quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dƣ làm cho giá trị Durbin – Watson thấp. Đồng thời, các với giả định trong trƣờng hợp này rất cao, đây là một hạn chế lớn của mô hình. Vì vậy, tuy đơn giản nhƣng mô hình hồi quy với tất cả dữ liệu kết hợp sẽ làm mất hình ảnh thật về quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, làm mô hình không phù hợp với thật tế. Chính vì thể phƣơng pháp OLS sẽ không đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu bảng trong đề tài này.

Chính vì vậy để phân tích hồi quy đối với dữ liệu bảng của nghiên cứu – số liệu 30 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khai khoáng trong giai đoạn 2006 – 2012, thì tác giả sử dụng hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp các ảnh hƣởng cố định (FEM) và phƣơng pháp các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM), để phân tích hồi quy.

Hầu hết các nghiên cứu trƣớc khi sử dụng khi sử dụng kỹ thuật này nhằm xem xét sự khác biệt giữa các đối tƣợng chéo (doanh nghiệp), tức là cho rằng tung độ gốc của mỗi doanh nghiệp khác nhau và không thay đổi theo thời

30

gian. Tuy nhiên, đối với mô hình có sử dụng biến giả phụ thuộc vào đối tƣợng chéo (doanh nghiệp), thì kỹ thuật FEM khi xem xét sự khác biệt của các đối tƣơng chéo sẽ không hiệu quả, do biến giả ở mỗi đối tƣợng chéo trở thành hằng số, vi phạm giải thuyết về hồi quy tuyến tính. Do đó, đề tài đề xuất xem xét sự khác biệt giữa thời gian, nghĩa là giả định tung độ gốc ở mỗi năm khác nhau và không thay đổi theo các doanh nghiệp, hay nói cách khác là bất biến theo không gian.

Dựa theo Mai Văn Nam và cộng sự (2005, trang 141 - 153), tác giả tóm tắt nội dung chính của mô hình hồi quy theo phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định – FEM và phƣơng pháp ảnh hƣởng ngẫu nhiên – REM nhƣ sau:

-Phương pháp ảnh hưởng cố định – FEM

Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hƣởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tƣơng quan này giữa phần dƣ của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo doanh nghiệp) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy dữ liệu có dạng nhƣ sau:

Yit = Ct + β Xit + uit

Với i,t  N*

Trong đó :

+ Yit : Giá trị của biến phụ thuộc của doanh nghiệp i vào thời gian t (năm).

+ Xit: Giá trị các biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hƣởng đến

cấu trúc tài chính của doanh nghiệp i với thời kỳ t. + β : Hệ số góc đối với các nhân tố X tƣơng ứng. + uit : Phần dƣ.

+ Ct : Hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu. Mô hình trên đã thêm

vào chỉ số t cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn của từng năm khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau về các điều kiện vĩ mô từng năm của nền kinh tế, các quy định của chính phủ,….

- Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên - REM

Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hƣởng cố định đƣợc thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể có tƣơng quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hƣởng cố định thì trong mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể đƣợc giả sử là ngẫu nhiên và không tƣơng quan đến các biến giải thích.

31

Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dƣ của mỗi thực thể (không tƣơng quan với biến giải thích) đƣợc xem là một biến giải thích mới.

Ý tƣởng cơ bản của mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mô

hình: Yit = Ct + β Xit + uit

Thay vì trong mô hình trên, Ct là cố định thì trong REM có giả định rằng

nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn đƣợc mô tả

nhƣ sau: Ct = C + εi (i=1,...n)

εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phƣơng sai là

Thay vào mô hình trên ta có:

Yit = C + β Xit + εi + uit hay Yit = C + β Xit + wit wit = εi + uit

+ εi : Sai số thành phần của các đối tƣợng khác nhau (đặc điểm riêng

khác nhau của từng doanh nghiệp)

+ uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng

đối tƣợng và theo thời gian.

Nhìn chung mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tƣơng quan giữa εi và các biến giải thích X. Nếu giả định rằng không tƣơng quan thì REM phù hợp hơn và ngƣợc lại. Ngoài ra, Kiểm định Hausman có thể đƣợc sử dụng để quyết định lựa chọn phƣơng pháp FEM và REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu với giả thuyết:

H0: FEM và REM không có sự khác biệt đáng kể.

H1: FEM và REM khác biệt đáng kể.

Nếu  > p_value cho phép kết luận giải thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngƣợc lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận H0

Mục tiêu 4: Từ kết quả nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp suy luận diễn dịch, thảo luận, tham khảo ý kiến chuyên gia để đề xuất giải pháp tác động đến CTTC để nâng cao HQHĐKD cho các doanh nghiệp.

- Phương pháp suy luận diễn dịch

Suy luận diễn dịch là suy luận rút ra những tri thức riêng biệt từ tri thức phổ biến. Trong suy luận diễn dịch, thông thƣờng tiền đề là những phán đoán chung, còn kết luận là những phán đoán riêng.

Suy luận diễn dịch đƣợc coi là suy luận theo những quy tắc nhất định, do đó tính đúng đắn của kết luận đƣợc rút ra một cách tất yếu từ tính đúng đắn của tiền đề.

32

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LĨNH VỰC KHAI KHOÁNG 3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM LĨNH VỰC KHAI KHOÁNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.1.1 Đặc điểm lĩnh vực Khai khoáng

3.1.1.1 Tiêu chí xếp các doanh nghiệp vào lĩnh vực Khai khoáng

Các doanh nghiệp trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đều hoạt động đa ngành nghề nhƣng hoạt động chính của các doanh nghiệp vẫn là hoạt động kinh doanh khai thác khoáng sản.

Theo quyết định về ban hành hệ thống ngành nghề của Việt Nam (Số 10/2007/QĐ – TTg) thì lĩnh vực Khai khoáng nằm trong 21 ngành cấp 1. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực có thể đƣợc chia thành các ngành nhƣ sau: Ngành khai thác than cứng và than non (gọi tắt là ngành Than), ngành khai thác dầu và khí đốt tự nhiên (gọi tắt là ngành Dầu khí), ngành khai thác quặng kim loại và ngành khai khoáng phi kim và khoáng sản khác, ngoài ra còn có ngành dịch vụ phục vụ khai khoáng mỏ và quặng.

3.1.1.2 Đặc điểm của lĩnh vực Khai khoáng

Việt Nam có khoảng 5.000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản, hiện đang đƣợc khai thác và thăm dò. Khoáng sản chủ yếu của Việt Nam chủ yếu phân làm các nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản cháy :Than và dầu khí. Trong đó, có những loại khoáng sản với trữ lƣợng lớn và giá trị kinh tế cao nhƣ: Bauxit, titan, đất hiếm, than, dầu mỏ,...Có thể thấy, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển về lĩnh vực khai khoáng.

Lĩnh vực Khai khoáng chiếm 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Do đây là lĩnh vực cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất – chế tạo và xây dựng quan trọng, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho số lƣợng lớn lao động và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Khai khoáng là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế lớn, nhƣng hiện nay mức đóng góp của lĩnh vực vào GDP vẫn ở mức khiêm tốn (chiếm khoảng 10 – 12% trong giai đoạn 2009 - 2012) và hiện nay đang có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân cơ bản là do giá trị khoáng sản xuất khẩu không cao, do chủ yếu là xuất khẩu thô, với giá trị thấp.

33

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012 Ghi chú: Số liệu xem thêm phụ lục 1 bảng 1

Hình 3.1: Giá trị GDP và Khai khoáng tính theo giá hiện hành giai đoạn 2009 - 2012

Bên cạnh đó, tuy lĩnh vực Khai khoáng thuộc nhóm các lĩnh vực có tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khá cao và ít có những biến động. Nhƣng so với tốc độ tăng trƣởng chung của giá trị sản xuất Công nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012, thì lĩnh vực Khai khoáng luôn thấp hơn. Khoảng cách giữa tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Công nghiệp và lĩnh vực Khai khoáng ở vào khoảng 6 – 7%, đây là khoảng cách lớn, đặc biệt năm 2010 khoảng cách này lên gần 11%. Nguyên nhân là do trong năm 2010, giá khoáng sản trên thế giới giảm, đồng thời nhu cầu nguyên liệu khoáng sản từ những thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Eu, Mỹ đều có giảm mạnh, bởi vì nền công nghiệp của những nƣớc này đang gặp nhiều khó khăn.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Công nghiệp và công nghiệp Khai khoáng trong 2009 – 2012.

34

Các hoạt động trong lĩnh vực bao gồm: Khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác kim loại, khai khoáng khác và các hoạt động hỗ trợ khai khoáng. Trong đó hai nhóm ngành có giá trị sản xuất cao nhất đó là ngành dầu khí, luôn chiếm tỷ trọng trên 61%, tiếp đến là ngành than, luôn chiếm 21%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi dầu khí và than là 2 khoáng sản có giá trị và trữ lƣợng lớn của Việt Nam. Trữ lƣợng dầu khí Việt Nam đã phát hiện là 1,2 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó, khoảng 814 triệu tấn dầu quy đổi có thể đƣợc thƣơng mại hóa1; trữ lƣợng than của Việt Nam khoảng 52 tỷ tấn, trong đó đang khai thác khoảng 1,4 triệu tấn2. Đặc biệt, giá trị sản xuất của các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhƣng hiện tỷ trọng này đang có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm, tăng thêm gần 2% trong cả giai đoạn. Đây là một dấu hiệu khả quan trong sự phát triển của lĩnh vực.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp Khai khoán và GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị tính: %

Ngành 2009 2010 2011 2012

Khai thác than cứng và than non 21,30 20,22 21,29 22,16 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 64,09 63,52 61,79 61,22

Khai thác quặng kim loại 1,84 2,20 3,53 3,80

Khai khoáng khác 11,76 12,07 10,93 9,87

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ

và quặng 1,00 2,00 2,46 2,96

Lĩnh vực khai khoáng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Lĩnh vực Khai khoáng có nhiều tiềm năng phát triển trong dài hạn, bởi nhu cầu về khoáng sản trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới rất cao, đặc biệt là Trung Quốc (thị trƣờng xuất khẩu khoáng sản lớn nhất của Việt Nam), đồng thời nguồn cung khoáng sản trong nƣớc phong phú với trữ lƣợng khá cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành còn thấp, nguyên nhân là do phần lớn các khoáng sản khai thác đƣợc đều bị mang xuất khẩu thô với chất lƣợng thấp, giá trị kinh tế không cao.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro lớn nhất đến từ các quy định chính sách của Chính phủ, đặc biệt rủi ro này càng nhân lên trong thời điểm dự thảo và ban hành Luật khoáng sản 2011. Với Luật này, ngoài thay đổi cơ chế cấp phép

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)