doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khai khoáng
Bảng 3.2: Hình thức sở hữu và phạm vi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khai khoáng.
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Sự sở hữu của Nhà nƣớc
Hoạt động xuất nhập khẩu
Tổng
Không Có
Không 7 12 19
Có 3 10 13
Tổng 10 22 32
Nguồn: Thống kê từ 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 -2012
Trong các doanh nghiệp nghiên cứu của đề tài, có 13/32 doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nƣớc. Tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nƣớc trong lĩnh vực Khai khoáng lớn (chiếm gần 40,62%), cho thấy đây là lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc rất quan tâm khai thác và phát triển.
Trong khi đó, có đến 22/32 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm 68,75% số mẫu nghiên cứu. Điều này hoàn toàn hợp lý với hiện trạng của lĩnh vực Khai khoáng Việt Nam, các khoáng sản khai thác đƣợc chủ yếu mang xuất khẩu dƣới dạng thô, và nhập khẩu nhiều loại khoáng sản đã qua chế biến.
Các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, đã tiếp cận và xây dựng đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều có hoạt động xuất nhập khẩu. Trong tổng số 10 doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu thì chỉ có 3 doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nƣớc, chiếm khoảng 9,4% số mẫu nghiên cứu
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khai khoáng lĩnh vực Khai khoáng
3.1.3.1 Quy mô doanh nghiệp Khai khoáng
Quy mô của các doanh nghiệp lĩnh vực Khai khoáng vẫn còn nhỏ, năm 2012 với 32 doanh nghiệp thì tổng tài sản của lĩnh vực chỉ đạt gần 38 ngàn tỷ đồng, nghĩa là bình quân tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp chỉ chƣa đến 1,2 ngàn tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp cần đầu tƣ nhiều về công nghệ, máy móc nhƣng các doanh nghiệp Khai khoáng thì đây là một con số còn thấp.
37
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 - 2012 Ghi chú: Số liệu xem thêm phụ lục 1 bảng 2
Hình 3.4: Tổng tài sản, tài sản dài hạn và vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 – 2010
Kể từ năm 2009, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bắt đầu đẩy mạnh tăng trƣởng về quy mô thông qua tăng nhanh về tổng tài sản. Trong năm 2009, tổng tài sản của các doanh nghiệp tăng trung bình khoảng 29%, và tăng vẫn giữ tốc độ tăng trƣởng trên 20% trong 2 năm tiếp theo sau đó, tuy nhiên đến năm 2012 tăng trƣởng trung bình tổng tài sản của lĩnh vực giảm mạnh xuống còn gần 6%.
Sự tăng lên của tổng tài sản đa phần đƣợc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, tuy chiếm tỷ trọng chƣa đến 50% tổng tài sản nhƣng đây là nguồn vốn quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trƣởng về vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp khá cao, nhƣng không ổn định, có nhiều biến động với biên độ lớn. Đặc biệt chỉ trong năm 2009, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trung bình tăng gần 82%, một con số “ấn tƣợng”. Nguyên nhân là do vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp then chốt và quan trọng, nên lĩnh vực Khai khoáng có nhiều cơ hội phát triển khi nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế tăng trong giai đoạn này. Đồng thời, báo cáo triển vọng các ngành trong lĩnh vực có nhiều điểm khả quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn chủ hữu từ các cổ đông hiện hữu, cũng nhƣ các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán, một cách thuận lợi. Sự tăng trƣởng mạnh trong năm 2009 đã khiến nhu cầu về vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp giảm đáng kể. Bên cạnh đó, những khó khăn trong huy động
38
vốn bằng cổ phiếu trong năm 2010 và 2011 đã góp phần làm giảm mạnh tốc độ tăng trung bình vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012. Tính đến năm 2012 tổng vốn chủ sở hữu của lĩnh vực (tính trên 32 doanh nghiệp) đã đạt 14 ngàn tỷ đồng, bình quân vốn chủ sở hữu của mỗi doanh nghiệp có khoảng gần 435 tỷ đồng.
Lĩnh vực khai khoáng là một trong ít các lĩnh vực có tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Khai khoáng trung bình ở vào khoảng 67 – 74%. Do đó, sự tăng trƣởng về tổng tài sản của doanh nghiệp phần lớn đến từ đƣợc quyết định bởi sự tăng trƣởng của tài sản dài hạn. Từ năm 2008, các doanh nghiệp đã triển khai các dự án đầu tƣ với quy mô lớn nhằm tăng khả năng khai thác và chế biến, chính vì vậy lƣợng tài sản dài hạn của các doanh nghiệp tăng lên lớn trong những năm đầu của dự án. Trong năm 2009, tài sản dài hạn tăng trung bình gần 42%, và tốc độ tăng trung bình tài sản dài hạn giảm dần với biên độ lớn trong những năm sau đó. Tính đến năm 2012, tổng tài sản dài hạn của lĩnh vực đạt khoảng 25 ngàn tỷ đồng.
3.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khai khoáng
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực đều có doanh thu tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của doanh thu có xu hƣớng giảm qua mạnh qua các năm. Năm 2010, chứng kiến sự tăng trƣởng mạnh của doanh thu, với mức tăng 41% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 nhu cầu về nguyên liệu đầu vào từ khoáng sản của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc gia tăng là giá của nhiều loại khoáng sản đều tăng giá mạnh, đặc biệt là dầu thô. Thêm vào đó là chính sách đầu tƣ mở rộng khai thác, chế biến từ năm 2008 đã phát huy tác dụng là tăng mạnh sản lƣợng khoáng sản khai thác đƣợc.
39
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 - 2012
2009 2010 2011 2012 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối (tỷ đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tƣơng đối (%)
Doanh thu thuần
(tỷ đồng) 19.563,07 27.583,23 34.561,69 36.052,17 8.020,15 41,00% 6.978,47 25,30% 1.490,47 4,31%
Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay – EBIT (tỷ đồng)
2.294,70 3.512,43 3.892,75 3.982,87 1.217,73 53,07% 380,32 10,83% 90,12 2,32%
Lợi nhuận sau thuế -
40
Sau năm 2010, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là các khoáng sản chủ lực của Việt Nam không còn cao nhƣ những năm trƣớc đó. Chính vì vậy giá cả khoáng sản trên thị trƣờng thế giới giảm, điều đó đã tác động đến doanh thu của các doanh nghiệp Khai khoáng Việt Nam.
Chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của doanh nghiệp (EBIT) nhìn chung biến động theo xu hƣớng của doanh thu. Tuy nhiên các biến động của EBIT đều có biên độ lớn hơn so với doanh thu. Thông qua so sánh chỉ tiêu EBIT và doanh thu, thì chỉ tiêu EBIT chỉ chiếm khoảng từ 11% - 13% trong doanh thu. Nguyên nhân là do chí phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Khai khoáng là chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu.
Đối với với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (EAT), tuy đƣợc đáng giá là lĩnh vực có kết quả kinh khá tốt nhƣng hiện tại tốc độ tăng trƣởng EAT của lĩnh vực đang giảm mạnh. Đặc biệt là năm 2012, tốc độ tăng trƣởng EAT của các doanh nghiệp trong lĩnh vực âm. Nhƣ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng kém, tuy nhiên đây chƣa hẳn là một dấu hiệu quá xấu. Bởi vì nhƣ đã phân tích, giai đoạn 2009 – 2012, các doanh nghiệp trong lĩnh vực có nhiều khoản đầu tƣ dài hạn, nhƣng do các khoản đầu tƣ này hiện chƣa mang lại thu nhập cao cho doanh nghiệp. Trong khi chi phí phát sinh ở giai đoạn này lớn, nên gây ảnh hƣởng tiêu cực làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong tƣơng lai, khi các khoản đầu tƣ dài hạn bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng thì thu nhập từ các khoản đầu tƣ này sẽ tăng nhanh và chi phí bắt đầu giảm, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 – 2012
Hình 3.5: Giá trị BV và EPS trung bình của lĩnh vực Khai khoáng giai đoạn 2009 – 2012
Nhìn chung các tỷ số thị trƣờng của các doanh nghiệp Khai khoáng đƣợc đảm bảo tốt. Trung bình giá trị BV của doanh nghiệp đều trên 12.000 đồng, tuy
41
có sự giảm khá mạnh trong năm 2010 (giảm gần 12,3%). Nguyên nhân do trong số lƣợng cổ phần tăng đột biến từ cuối năm 2009 và trong năm 2010 nhƣng sau đó giá trị BV cải thiện dần, nhƣng tốc độ tăng còn thấp.
Chỉ số EPS trung bình của các doanh nghiệp ở mức khá, luôn trên 2.200 đồng/cổ phần, tuy chỉ tiêu này đang giảm dần và tốc độ sụt giảm càng lớn qua các năm, so với năm 2011 thì EPS năm 2012 đã giảm gần 9%, nếu so với năm 2009 thì EPS năm 2012 giảm khoảng 16,5%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng số cổ phần của các doanh nghiệp Khai khoáng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này, và khoảng cách này càng cách biệt qua các năm.