Đặc điểm lĩnh vực Khai khoáng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41)

3.1.1.1 Tiêu chí xếp các doanh nghiệp vào lĩnh vực Khai khoáng

Các doanh nghiệp trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đều hoạt động đa ngành nghề nhƣng hoạt động chính của các doanh nghiệp vẫn là hoạt động kinh doanh khai thác khoáng sản.

Theo quyết định về ban hành hệ thống ngành nghề của Việt Nam (Số 10/2007/QĐ – TTg) thì lĩnh vực Khai khoáng nằm trong 21 ngành cấp 1. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực có thể đƣợc chia thành các ngành nhƣ sau: Ngành khai thác than cứng và than non (gọi tắt là ngành Than), ngành khai thác dầu và khí đốt tự nhiên (gọi tắt là ngành Dầu khí), ngành khai thác quặng kim loại và ngành khai khoáng phi kim và khoáng sản khác, ngoài ra còn có ngành dịch vụ phục vụ khai khoáng mỏ và quặng.

3.1.1.2 Đặc điểm của lĩnh vực Khai khoáng

Việt Nam có khoảng 5.000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản, hiện đang đƣợc khai thác và thăm dò. Khoáng sản chủ yếu của Việt Nam chủ yếu phân làm các nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản cháy :Than và dầu khí. Trong đó, có những loại khoáng sản với trữ lƣợng lớn và giá trị kinh tế cao nhƣ: Bauxit, titan, đất hiếm, than, dầu mỏ,...Có thể thấy, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển về lĩnh vực khai khoáng.

Lĩnh vực Khai khoáng chiếm 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Do đây là lĩnh vực cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất – chế tạo và xây dựng quan trọng, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho số lƣợng lớn lao động và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Khai khoáng là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế lớn, nhƣng hiện nay mức đóng góp của lĩnh vực vào GDP vẫn ở mức khiêm tốn (chiếm khoảng 10 – 12% trong giai đoạn 2009 - 2012) và hiện nay đang có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân cơ bản là do giá trị khoáng sản xuất khẩu không cao, do chủ yếu là xuất khẩu thô, với giá trị thấp.

33

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012 Ghi chú: Số liệu xem thêm phụ lục 1 bảng 1

Hình 3.1: Giá trị GDP và Khai khoáng tính theo giá hiện hành giai đoạn 2009 - 2012

Bên cạnh đó, tuy lĩnh vực Khai khoáng thuộc nhóm các lĩnh vực có tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khá cao và ít có những biến động. Nhƣng so với tốc độ tăng trƣởng chung của giá trị sản xuất Công nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012, thì lĩnh vực Khai khoáng luôn thấp hơn. Khoảng cách giữa tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Công nghiệp và lĩnh vực Khai khoáng ở vào khoảng 6 – 7%, đây là khoảng cách lớn, đặc biệt năm 2010 khoảng cách này lên gần 11%. Nguyên nhân là do trong năm 2010, giá khoáng sản trên thế giới giảm, đồng thời nhu cầu nguyên liệu khoáng sản từ những thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Eu, Mỹ đều có giảm mạnh, bởi vì nền công nghiệp của những nƣớc này đang gặp nhiều khó khăn.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Công nghiệp và công nghiệp Khai khoáng trong 2009 – 2012.

34

Các hoạt động trong lĩnh vực bao gồm: Khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác kim loại, khai khoáng khác và các hoạt động hỗ trợ khai khoáng. Trong đó hai nhóm ngành có giá trị sản xuất cao nhất đó là ngành dầu khí, luôn chiếm tỷ trọng trên 61%, tiếp đến là ngành than, luôn chiếm 21%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi dầu khí và than là 2 khoáng sản có giá trị và trữ lƣợng lớn của Việt Nam. Trữ lƣợng dầu khí Việt Nam đã phát hiện là 1,2 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó, khoảng 814 triệu tấn dầu quy đổi có thể đƣợc thƣơng mại hóa1; trữ lƣợng than của Việt Nam khoảng 52 tỷ tấn, trong đó đang khai thác khoảng 1,4 triệu tấn2. Đặc biệt, giá trị sản xuất của các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhƣng hiện tỷ trọng này đang có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm, tăng thêm gần 2% trong cả giai đoạn. Đây là một dấu hiệu khả quan trong sự phát triển của lĩnh vực.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp Khai khoán và GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị tính: %

Ngành 2009 2010 2011 2012

Khai thác than cứng và than non 21,30 20,22 21,29 22,16 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 64,09 63,52 61,79 61,22

Khai thác quặng kim loại 1,84 2,20 3,53 3,80

Khai khoáng khác 11,76 12,07 10,93 9,87

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ

và quặng 1,00 2,00 2,46 2,96

Lĩnh vực khai khoáng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Lĩnh vực Khai khoáng có nhiều tiềm năng phát triển trong dài hạn, bởi nhu cầu về khoáng sản trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới rất cao, đặc biệt là Trung Quốc (thị trƣờng xuất khẩu khoáng sản lớn nhất của Việt Nam), đồng thời nguồn cung khoáng sản trong nƣớc phong phú với trữ lƣợng khá cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành còn thấp, nguyên nhân là do phần lớn các khoáng sản khai thác đƣợc đều bị mang xuất khẩu thô với chất lƣợng thấp, giá trị kinh tế không cao.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro lớn nhất đến từ các quy định chính sách của Chính phủ, đặc biệt rủi ro này càng nhân lên trong thời điểm dự thảo và ban hành Luật khoáng sản 2011. Với Luật này, ngoài thay đổi cơ chế cấp phép

1

Theo nghiên cứu của viện Khoa học địa chất và khoáng sản , 2011.

2

35

khai thác mỏ theo phƣơng pháp đấu giá, còn có sự điều chỉ biểu thuế của nhiều loại khoáng sản theo hƣớng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh

nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chịu rủi ro về giá cả của các sản

phẩm khai khoáng, bởi vì giá của hầu hết các sản phẩm trong lĩnh vực đều bị quyết định từ giá cả trên thị trƣờng thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị tác động từ chí phí đầu vào, thời tiết,…

Đƣợc đánh giá một trong những lĩnh vực chủ lực của đất nƣớc, nhƣng hiện tại vốn đầu tƣ của xã hội vào lĩnh vực Khai khoáng vẫn ở mức thấp. Trong giai đoạn 2009 – 2012, tỷ trọng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực Khai khoáng ở vào khoảng 7 – 8% và tỷ trọng này giảm liên tục qua các năm, đến năm 2012 vốn đầu tƣ xã hội của lĩnh vực chỉ đạt gần 69 tỷ đồng trên tổng số 989.300 tỷ đồng. Bên cạnh nguyên nhân là do doanh nghiệp Khai khoáng gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh, thì một lý do khác khiến đầu tƣ xã hội của lĩnh vực vẫn còn thấp, đó là vì hiệu quả đầu tƣ của lĩnh vực thấp hơn so với các lĩnh vực khác. Các đầu tƣ hiện nay trong lĩnh vực phần lớn chú trọng vào đầu tƣ theo hƣớng mở rộng mà chƣa chú trọng đầu tƣ theo chiều sâu. Điều này khiến công nghệ khai thác chế biến khoáng sản của nƣớc ta vẫn còn lạc hậu, làm tăng chí phí đầu vào, năng suất khai thác chế biến thấp, gây lãng phí tài nguyên, cũng nhƣ gây ra các vấn đề về môi trƣờng.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012

Hình 3.3: Tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội cho lĩnh vực Khai khoáng giai đoạn 2009 – 2012

36

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)