Kết quả hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% có 9 nhân tố ảnh hƣởng đến CTTC các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Khai khoáng đó là: Hiệu quả hoạt động, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tính thanh khoản, tốc độ tăng trƣởng, đặc điểm riêng của doanh nghiệp, yếu tố sở hữu Nhà nƣớc, yếu tố xuất nhập khẩu và thuế.
a) Hiệu quả hoạt động (LnROA)
Hiệu quả hoạt động tỷ lệ nghịch (-) với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả (có lời nhiều) sẽ có xu hƣớng giảm sử dụng nợ (cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) trong hoạt động kinh doanh, vì doanh nghiệp sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình. Đồng thời theo lý thuyết bất đối xứng thì các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ nắm rõ thông tin bên trong doanh nghiệp hơn so với nguồn tin bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn 2009 – 2012, nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế và có nhiều biến động trái chiều. Sự mất cân đối về thông tin sẽ khiến các nhà quản trị doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nguồn vốn bên trong, để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hơn so với nguồn vốn bên
48
Sơn (2008), Chen, J.J (2003), Wang Chunhua, Song Meiyan (2013), Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Lê Thi Kim Thƣ (2012).
Hệ số tƣơng quan của hiệu quả hoạt động với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn khá thấp, lần lƣợt là 0,043; 0,022; 0,022. Nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hiệu quả hoạt động (khả năng sinh lời trên tổng tài sản – ROA) tăng 1% thì trung bình tỷ suất nợ sẽ giảm đi một lƣợng là 0,043%, trong đó trung bình tỷ suất nợ ngắn hạn sẽ giảm đi một lƣợng là 0,022%, và trung bình tỷ suất nợ dài hạn cũng sẽ giảm đi một lƣợng là 0,022%.
Nhƣ vậy, HQHĐKD của doanh nghiệp tương quan nghịch với CTTC doanh
nghiệp.
b) Quy mô hoạt động (LnDTHU)
Quy mô hoạt động tỷ lệ thuận (+) với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Điều này đúng với giả thuyết đặt ra cũng nhƣ kỳ vọng ban đầu của tác giả. Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ dễ tiếp cận với nguồn tín dụng hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Đồng thời các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhu cầu sử dụng nợ vay nhiều hơn, do với quy mô lớn sẽ là giảm rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ sẽ có xu hƣớng sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều nợ vay. Kết quả của đề tài trùng với kết luận từ các nghiên cứu của Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Lê Thị Mỹ Phƣơng (2012), Trần Hùng Sơn (2008), Nguyễn Công Thức (2012).
Hệ số tƣơng quan giữa biến quy mô doanh nghiệp với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn, lần lƣợt là 0,091, 0,039, 0,051. Nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm 1% , thì trung bình tỷ suất nợ sẽ tăng thêm tuyệt đối 0,091%, trung bình tỷ suất nợ ngắn hạn tăng thêm tuyệt đối 0,039%, trung bình tỷ suất nợ dài hạn tăng thêm tuyệt đối là 0,051%.
Nhƣ vậy, quy mô doanh nghiệp tương quan thuận với CTTC của doanh
nghiệp.
c) Cơ cấu tài sản (TT_TSCD)
Cơ cấu tài sản tỷ lệ thuận (+) với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản lớn sẽ sử dụng nhiều nợ. Khi các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, đặc biêt là nguồn tín dụng ngân hàng thì tài sản thế chấp (tài sản cố định) đóng vai trò quan trọng quyết định đến khả năng vay đƣợc vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Khác với nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008), Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Lê Thị Mỹ Phƣơng (2012), khi kết quả hồi quy của đề tài cho kết luận rằng cơ cấu tài sản tỷ lệ thuận với nợ ngắn hạn. Điều này có thể lý giải do trong giai đoạn này, các ngân hàng rất e ngại trong công tác cấp tín
49
dụng dài hạn, nên khả năng tiếp cận tín dụng dài hạn của các doanh nghiệp từ phía ngân hàng là bị hạn chế, trong khi thị trƣờng trái phiếu không phát triển, dẫn đến nguồn tín dụng dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, để có thể đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tài sản cố định nói riêng, tài sản dài hạn nói chung, các doanh nghiệp Khai khoáng buộc phải sử nguồn vốn ngắn hạn, trong đó có nợ ngắn hạn, để đầu tƣ dài hạn. Việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài hạn là vi phạm nguyên tắc về cơ cấu thời gian trong lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho tài sản.
Hệ số tƣơng quan giữa cơ cấu tài sản với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn khá lớn, lần lƣợt là 0,652, 0,344, 0,308. Nghĩa là nếu tỷ trọng tài sản cố định tăng thêm 1% thì bình quân tỷ suất nợ của doanh nghiệp sẽ tăng 0,652%, bình quân tỷ suất nợ ngắn hạn tăng 0,344%, bình quân tỷ suất nợ dài hạn tăng 0,308%, trong khi các yếu tố khác không đổi.
Vậy, cơ cấu tài sản tương quan thuận với CTTC.
d) Tính thanh khoản (TT_TSNH)
Với mức ý nghĩa 1%, tính thanh khoản của doanh nghiệp tỷ lệ thuận (+) tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn. Kết quả hồi quy phù hợp với thực tế, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao sẽ có tỷ suất nợ cao so với các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản thấp, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Do có tính thanh khoản cao nên các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn, đây là một trong những nhân tố quan trọng đƣợc các tổ chức tín dụng, các trái chủ quan tâm khi ra quyết định cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp. Vì nó đảm bảo khả năng trả các khoản nợ vay đúng hạn của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Chính vì vậy, tính thanh khoản cao sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng cao hơn các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản thấp. Các nghiên cứu trƣớc đây có những kết luận khác nhau về biến số này, nhƣ Trần Hùng Sơn (2008) và Lê Thị Kim Phƣơng (2012) kết luận tính thanh khoản tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ, nhƣng Bùi Phan Nhã Khanh (2012) lại kết luận tính thanh khoản tỷ lệ thuận với cả 3 tỷ số cấu tài chính.
Hệ số ƣớc lƣợng của tính thanh khoản với tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn lần lƣợt là 0,405 và 0,444. Nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác cố định, nếu tính thanh khoản của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì trung bình tỷ suất nợ của doanh nghiệp sẽ tăng 0,405% và trung bình tỷ suất nợ ngắn hạn sẽ tăng 0,441%.
Nhƣ vậy, tính thanh khoản có tác động dương đến CTTC của doanh
nghiệp.
e) Tốc độ tăng trưởng (TDT_TTS)
Tốc độ tăng trƣởng tỷ lệ thuận (+) và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất nợ mức ý nghĩa 5%. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng nhanh sẽ có nhu cầu sử
50
dụng vốn cao, nên có khuynh hƣớng sử dụng nợ vay nhiều hơn các doanh nghiệp chậm tăng trƣởng. Đồng thời, sự tăng trƣởng về tổng tài sản của doanh nghiệp cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán nợ trong tƣơng lai của doanh, sẽ tạo đƣợc lòng tin trong nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng,.. từ đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu trƣớc đây nhƣ Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Lê Thị Kim Thƣ (2012), Chen J.J. (2003), Nguyễn Công Thức, cũng đã kết luận tốc độ tăng trƣởng tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ.
Hệ số ƣớc lƣợng của tốc độ tăng trƣởng đối với tỷ suất nợ là 0,028, cho thấy sự ảnh hƣởng của tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp đến tỷ suất nợ yếu. Trong điều kiện các yếu tố khác cố định, nếu tốc độ tăng trƣởng tăng thêm 1% thì bình quân tỷ suất nợ của doanh nghiệp chỉ tăng thêm 0,028%.
Nhƣ vậy, tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đến CTTC doanh nghiệp.
f) Đặc điểm riêng của doanh nghiệp (TL_GVHB)
Đặc điểm riêng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận (+) và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn ở mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả hồi quy thì các doanh nghiệp có giá vốn hàng bán trên doanh thu cao sẽ sử dụng nhiều nợ, đặc biệt là ngắn hạn, điều này trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Nguyên nhân là do các khoản mục cấu thành giá vốn hàng bán của doanh nghiệp chủ yếu thuộc tài sản lƣu động, liên quan mật thiết với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nên khi tỷ lệ giá vốn hàng bán trong doanh thu tăng lên sẽ làm tăng nợ ngắn hạn, thông qua đó sẽ làm tăng tổng nợ của doanh nghiệp. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008).
Hệ số ƣớc lƣợng của biến thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong mô hình (1) là 0,282 và mô hình (2) là 0,306. Nghĩa là nếu tỷ lệ giá vốn hàng bán trong trên doanh thu tăng 1% thì bình quân tỷ suất nợ của doanh nghiệp tăng lên 0,282% và bình quân tỷ suất nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 0,306%, trong khi các yếu tố khác không đổi.
Nhƣ vậy, đặc điểm riêng doanh nghiệp tương quan thuận với CTTC của
doanh nghiệp.
g) Yếu tố sở hữu của Nhà nước (SHNN)
Tại mức ý nghĩa 5%, yếu tố sở hữu của Nhà nƣớc có ý nghĩa thống kê và tƣơng quan thuận với tỷ suất nợ dài hạn của doanh nghiệp. Tức là các doanh nghiệp Nhà nƣớc sẽ có tỷ suất nợ dài hạn cao hơn các doanh nghiệp khác. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này có mối quan hệ với các chủ nợ từ trƣớc khi doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhà nƣớc có uy tín cao và khả năng phá sản thấp, có thể tạo đƣợc lòng tin đối với trái chủ. Chính vì vậy các doanh nghiệp Nhà nƣớc sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn dài
51
hạn thuận lợi hơn. Kết quả này giống với kết quả của nhiều nghiên cứu trƣớc nhƣ Trần Hùng Sơn (2008), Lê Thị Kim Phƣơng (2012).
Hệ số hồi quy của biến trong mô hình (3) là β =0,232, nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nƣớc (tỷ lệ vốn góp Nhà nƣớc từ 51% trở lên) thì sẽ có tỷ suất nợ dài hạn cao hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,232%.
Nhƣ vậy, sự sở hữu của Nhà nước tỷ lệ thuận với CTTC doanh nghiệp.
h) Hoạt động xuất nhập khẩu (HDXNK)
Yếu tố hoạt động xuất nhập khẩu tỷ lệ nghịch (-) và có ý nghĩa thống ở mức 10% với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập sẽ sử dụng ít nợ hơn các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nƣớc. Đây là kết quả trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả, nguyên nhân có thể lý giải là do lĩnh vực Khai khoáng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu các khoáng sản, tài nguyên. Vì vậy các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phải chịu nhiều rủi ro đến từ các chính sách về xuất nhập khẩu khoáng sản. Bên cạnh đó giá cả các loại khoáng sản trên thế giới giai đoạn này có biến động nên các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu phải đối mặt với nhiều rủi ro về kinh doanh. Từ hai nguyên nhân trên dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu sẽ bất ổn hơn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc. Do đó, khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này các nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng phải cân nhắc kỹ.
Điều này làm khả năng tiếp cận nợ của các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc. Ngoài ra, do các doanh nghiệp phải thanh toán các tiền hàng hóa nhập khẩu cho các đối tác trong thời gian ngắn, nên các doanh nghiệp nhập khẩu khó tiếp cận nguồn tín dụng thƣơng mại, vì vậy tỷ suất nợ của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thấp hơn các doanh nghiệp trong nƣớc.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh nghiệp có hoạt đồng xuất nhập khẩu so với doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nƣớc sẽ có tỷ suất nợ bình quân thấp hơn 0,075% và tỷ suất nợ ngắn hạn bình quân thấp hơn 0,053%
Nhƣ vậy, yếu tố có HĐXNK có ảnh hưởng âm đến CTTC.
k) Thuế (LnTHUE)
Với mức ý nghĩa 10%, thuế có ý nghĩa thống kê đối với tỷ suất nợ và có mối tƣơng quan âm (-). Kết quả hồi quy trái với kỳ vọng của tác giả, cũng nhƣ lý thuyết về cấu trúc vốn M&M. Doanh nghiệp sẽ càng đƣợc hƣởng lợi từ lá chắn thuế khi thuế phải nộp của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên kết quả hồi quy không nhƣ vậy, nguyên nhân có thể là do:
52
- Thuế đƣợc đo bằng số tiền thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Nên biến động của số tiền thuế phải nộp có thể do thuế suất thay đổi hoặc do thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp thay đổi, hoặc do cả hai. Nhƣng do thuế suất thuế thu nhập trung bình của các doanh nghiệp Khai khoáng tƣơng đối thấp và khá ổn định, nên sự biến động của lƣợng tiền thuế phụ thuộc nhiều vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khi số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên thì lợi ích từ lá chắn thuế chƣa hẳn sẽ tăng, do có thể số tiền thuế nộp tăng lên có thể không xuất phát từ việc tăng thuế suất.
- Lợi ích từ lá chắn thuế mang lại cho doanh nghiệp không cao, vì:
+ Trên danh nghĩa thuế suất thuế doanh nghiệp Khai khoáng cao, nhƣng thực tế số tiền thuế thu nhập mà các doanh nghiệp nộp lại thấp. Nguyên nhân là các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, và ở các vùng kinh tế trong điểm của nƣớc, cũng nhƣ các chính sách đầu tƣ tài sản của doanh nghiệp, nên các khoảng thu nhập miễn thuế, đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế chiếm rất cao trong thu nhập của doanh nghiệp. Kết quả là phần trăm số thuế phải nộp so với thu nhập của doanh nghiệp tƣơng đối thấp.
+ Bên cạnh đó do đây là lĩnh vực quan trọng và trọng điểm của nền kinh tế nên các doanh nghiệp Khai khoáng đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các chính sách tín dụng của đầu tƣ của Chính phủ, đồng thời tín dụng thƣơng mại trong nợ phải trả của các doanh nghiệp cao. Do đó, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp thấp (trung bình khoảng 4,03%/năm). Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và chí phí lãi vay thấp, dẫn đến lợi ích từ lá chắn thuế mang lại cho các doanh nghiệp Khai khoáng không lớn.
Từ các nguyên nhân trên có thể suy ra, khi thuế tăng, khiến lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí của doanh nghiệp đều tăng, tuy nhiên lợi ích từ lá chắn thuế mang lại sẽ thấp hơn rất nhiều so với chí phí lãi. Nên để có thể giữ vững lợi nhuận và HQHĐKD thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm chí phí, trong trƣờng hợp này (khi không xét đến các yếu tố khác) thì cắt giảm chí phí lãi bằng cách giảm nợ vay là phƣơng án tốt đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Kết quả hồi quy trên cũng trùng với kết luận của một số nghiên cứu trƣớc nhƣ: Chen J.J. (2003), Nguyễn Công Thức (2012).
Hệ số hồi quy trong mô hình (1) rất thấp, cho thấy thuế tác động rất yếu đến tỷ suất nợ của doanh nghiệp. Hệ số β = 0,025, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp tăng 1% thì trung bình tỷ suất nợ giảm đi một số tuyệt đối là 0,025%.
53
So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng
Bảng 4.2: So sánh kết quả nghiên cứu và giả thuyết kỳ vọng của đề tài