Đánh giá tổng thể mô hình

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63)

Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh đến HQHĐKD của doanh nghiệp Khai khoáng

Mô hình (4) Mô hình (5) Mô hình (6) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu LnROS Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản LnROA Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu LnROE Hệ số β Hệ số β Hệ số β Tỷ suất nợ TT_TTS -1,774*** -1,936*** 0,172

Quy mô doanh nghiệp LnDTHU -0,231** 0,108 0,104

Cơ cấu tài sản TT_TSCD -0,289 0,820 1,008

Tính thanh khoản TT_TSNH -0,324 2,108*** 1,965***

Rủi ro kinh doanh DOL 0,000 -0,001 -0,001

Tốc độ tăng trƣởng TDT_TTS 0,041 0,081 0,092 Đặc điểm riêng doanh nghiệp TL_GVHB -2,635*** -2,002*** -2,114***

Sự sở hữu Nhà nƣớc SHNN -0,098 0,186 0,234

Yếu tố xuất nhập khẩu HDXNK -0,094 -0,297 -0,271

Thuế LnTHUE 0,357*** 0,316*** 0,320***

Mô hình

Hệ số tự do 0,518 -5,502*** -5,660*** R2 0,7564 0,5657 0,4996 P - value 0,0000 0,0000 0,0000

Nguồn: Kết quả hồi quy từ số liệu của 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 - 2012 Ghi chú:

- Hệ số β: Hệ số hồi quy; P- value: Mức ý nghĩa thống kê

- (*): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

- (**): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

- (***): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Áp dụng phƣơng pháp phân tích tƣơng tự nhƣ phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến CTTC doanh nghiệp, ta sẽ xem xét kết quả hồi quy các biến độc lập với các biến thể hiện chỉ tiêu ROS, ROA, ROE thông qua bảng kết quả bảng 4.3

Nhận xét về các mô hình ta thấy:

Các mô hình (4), (5), (6) đều có P - value = 0,000, có thể kết luận các hệ số lƣợng trong mô hình không đồng thời bằng 0 ở mức ý nghĩa 1%. Vậy kết quả tìm đƣợc có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Đối với mô hình (4): R2 = 0,7564, nghĩa là 75,64% biến động của của biến phụ thuộc (khả năng sinh lời trên doanh thu) đƣợc giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Còn 24,36 sự biến động của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bằng các yếu tố ngoài mô hình.

55

- Đối với mô hình (5): R2 = 0,5657, chứng tỏ các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 56,57% sự biến động trong khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Phần 43,43% còn lại đƣợc giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình.

- Đối với mô hình (6): R2 = 0,4996, cho thấy các biến độc lập trong mô hình

giải thích đƣợc 49,96% sự biến động trong khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Còn 50,04% sự biến động của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bằng các yếu tố ngoài mô hình.

4.2.3 Giải thích các biến có ý nghĩa thống kê

Với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% thì trong 10 biến đƣa vào mô hình hồi quy có 5 biến có ý nghĩa thống kê. Các nhân tố ảnh hƣởng đến HQHĐKD của doanh nghiệp bao gồm: Cấu trúc tài chính, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản, đặc điểm riêng của doanh nghiệp, thuế.

a) Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp (TT_TTS)

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch (-) và có ý nghĩa thống ở mức 1% với chỉ tiêu ROS và ROA, trong khi tỷ lệ thuận với ROE (nhƣng không có ý nghĩa thống kê). Kết quả hồi quy cho thấy các doanh nghiệp hiện tại nếu tăng tỷ lệ nợ sẽ làm giảm HQHĐKD. Theo lý thuyết về đòn bẩy tài chính, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động có lời, nợ sẽ là tăng hiệu quả hoạt doanh nghiệp thông qua lá chắn thuế. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu lại cho kết quả ngƣợc lại, đều này có thể lý giải là do:

- Lợi ích từ lá chắn thuế mang lại cho doanh nghiệp nhỏ, do chí phí lãi vay và thấy suất trung bình thấp.

- Các doanh nghiệp trong ngành hiện đang sử dụng mức nợ vay cao, có thể tỷ lệ nợ của doanh nghiệp đã vƣợt qua mức nợ tối ƣu. Theo lý thuyết cân đối thì hiện tại chí phí khốn khó tài chính của các doanh nghiệp Khai khoáng đã vƣợt qua lợi ích từ lá chắn thuế, và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả hồi quy trong mô hình (6), cho thấy tỷ suất nợ không có ý nghĩa thống kê với ROE, kết quả này phù hợp với các kết luận của các nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Công Thức (2008), Collin và Karp (1995), Purdy, Langemeier và Featherstone (1997), khi cho rằng cấu trúc tài chính không có mối quan hệ tuyến tính với ROE.

Hệ số ƣớc lƣợng của tỷ suất nợ với LnROS và LnROA lần lƣợt là 1,774 và 1,936. Nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ suất nợ tăng thêm 1% thì bình quân LnROS giảm một lƣợng là 1,774 hay bình quân ROS sẽ giảm tƣơng đối khoảng 177,4%; bình quân LnROA giảm một lƣợng 1,936, hay bình quân ROA sẽ giảm tƣơng đối khoảng 192,6%.

Nhƣ vậy, Cấu trúc tài chính có tương quan nghịch với HQHĐKD của

56

b) Quy mô doanh nghiệp (LnDTHU)

Quy mô doanh nghiêp tỷ lệ nghịch (-) và có ý thống kê ở mức 5% với khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS). Kết quả cho thấy một nghịch lý, thông thƣờng các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh càng lớn thì thƣờng có hoạt động kinh doanh càng hiệu quả, nhƣng nghiên cứu của đề tài thì cho kết quả ngƣợc lại. Điều này có thể lý giải là do đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Khai khoáng Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên khoáng sản với công nghệ khai thác còn lại hậu nên chi phí sản xuất kinh doanh lớn. Trong khi đó, số sản phẩm khai thác đƣợc phần lớn đƣợc xuất khẩu thô với giá trị thấp và giá bán phụ thuộc vào thì trƣờng thế giới. Dẫn đến, khi doanh thu của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh trên sản phẩm tăng lên. Kết quả là lợi nhuận biên của doanh nghiệp sẽ giảm do tăng của doanh thu, vì vậy sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh không hiệu quả kinh doanh thu tăng.

Hệ số tƣơng quan giữa quy mô doanh nghiệp với LnROS là 0,231, nghĩa là nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng 1% thì bình quân ROS giảm 0,231%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhƣ vậy, quy mô doanh nghiệp tương quan nghịch với HQHĐKD.

c) Tính thanh khoản (TT_TSNH)

Tính thanh khoản của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức ý 1%, và tƣơng quan thuận (+) với ROA và ROE. Các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp có tỷ trọng này thấp. Vì tài sản ngắn hạn đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn nên có chi phí sử dụng vốn thấp hơn các tài sản dài hạn. Đồng thời, do các doanh nghiệp Khai khoáng đầu tƣ mở rộng quy mô bằng tài sản dài với chí phí cao, nhƣng không chú trọng đến đến đầu tƣ theo chiều sâu, nên khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những không tăng mà còn giảm. Hay nói cách khác, trong giai đoạn này, khi tỷ trọng tài sản dài hạn tăng (tính thanh khoản giảm) sẽ tác động làm giảm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Hệ số ƣớc lƣợng giữa biến tính thanh khoản với biến LnROA và LnROE lần lƣợt là 2,108 và 1,965. Nghĩa là, nếu tỷ trọng tài sản ngắn hạn trọng tổng tài sản tăng thêm 1% thì bình quân LnROA tăng 2,108 hay bình quân ROA tăng tƣơng đối khoảng 210,8%; Bình quân LnROE tăng 1,965 hay bình quân ROE sẽ tăng tƣơng đối 196,5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhƣ vậy, tính thanh khoản tương quan thuận với HQHĐKD của doanh

57

d) Đặc điểm riêng của doanh nghiệp (TL_GVHB)

Đặc điểm riêng của doanh tỷ lệ nghịch với HQHĐKD, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong cả 3 mô hình đang xét. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng lớn thì HQHĐKD của doanh nghiệp càng nhỏ. Kết quả hồi quy phù với thực tế, giá vốn hàng bán của sản phẩm thực chất chính là chí phí để tạo ra sản phẩm. Riêng phần doanh thu phụ thuộc nhiều vào giá bán của sản phẩm, nhƣng giá bán sản phẩm của lĩnh vực Khai khoáng lại phụ thuộc vào giá thế giới, và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp hầu nhƣ không có nhiều chênh lệch. Do đó nếu doanh nghiệp có tỷ trọng giá vốn hàng bán thấp, nghĩa là chí phí đầu vào của sản phẩm thấp, lợi nhuận gộp cao, thì sẽ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng giá vốn hàng bán cao.

Lần lƣợt trong mô hình (4), (5), (6) có β7(4) = 2,635, β7(5) = 2,002, β7(6) =2,114, hệ số ƣớc lƣợng khá lớn, cho thấy biến đặc điểm riêng của doanh nghiệp có tác động mạnh đến HQHĐKD. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm 1% thì bình quân LnROS tăng 2,635, nghĩa là bình quân ROS tăng tƣơng đối khoảng 263,5%; Bình quân LnROA tăng 2,002 hay bình quân ROA tăng tƣơng đối khoảng 200,2%, và bình quân LnROE tăng 2,114, nghĩa là bình quân ROE tăng tƣơng đối 211,4%.

Vậy, đặc điểm riêng của doanh nghiệp tương quan thuận với HQHĐKD

của doanh nghiệp.

- Thuế (LnTHUE)

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thuận (+) với các ROS, ROA và ROE ở mức ý nghĩa 1%. Các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp càng nhiều sẽ càng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, điều này trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Thuế đƣợc xem là một loại chi phí làm giảm lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông qua thuế thu nhập phải nộp, chúng ta có thể lƣợng đƣợc lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thu nhập càng cao sẽ có khả năng phải nộp nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhƣng do tác giả đo lƣờng chỉ tiêu thuế bằng lƣợng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ, mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Khai khoáng qua các năm không khác biệt lớn. Nên số tiền thuế phải nộp tăng lên chủ yếu biểu hiện cho sự tăng lên của thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì HQHĐKD của doanh nghiệp sẽ tăng nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Chính vì vậy, khi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên sẽ có thể biểu hiện HQHĐKD của doanh nghiệp tốt hơn.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến thuế trong 3 mô hình phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến HQHĐKD là: β11(4)=0,357, β11(5)= 0,316 , β11(6)= 0,320. Trong

58

điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thuế của doanh nghiệp tăng 1% thì bình quân ROS tăng 0,357%, bình quân ROA tăng 0,316%, bình quân ROE tăng 0,320%.

Nhƣ vậy, thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp tương quan thuận với

HQHĐKD.

So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng

Bảng 4.4: So sánh kết quả nghiên cứu và giả thuyết kỳ vọng của đề tài

TT Nhân tố ảnh hƣởng Biến độc lập Kỳ

vọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu

1 Cấu trúc tài chính TN_TTS + -

2 Quy mô doanh nghiệp LnDTHU + -

3 Cấu trúc tài sản TT_TSCD + (K)

4 Rủi ro kinh doanh DOL - (K)

5 Tốc độ tăng trƣởng TDT_TTS + (K)

6 Đăc điểm riêng của doanh nghiệp TL_GVHB - -

7 Tính thanh khoản TT_TSNH + +

8 Sự sở hữu Nhà nƣớc SHNN (C) (K)

9 Yếu tố xuất nhập khẩu HDXNK (C) (K)

10 Thuế LnTHUE - +

Nguồn: Kết quả hồi quy từ số liệu của 32 doanh nghiệp Khai khoáng giai đoạn 2009 - 2012 Ghi chú: “ - ”: Tương quan nghịch; “ + ”: Tương quan thuận

(C): Có ảnh hưởng; (K): Không có ảnh hưởng

Trả lời câu hỏi nghiên cứu:

- Các nhân tố: Cấu trúc tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của doanh nghiệp có tác động âm, trong khi tính thanh khoản và thuế có tác động dƣơng đến HQHĐKD của doanh nghiệp Khai khoáng.

- Sự sở hữu Nhà nƣớc và yếu tố hoạt động xuất nhập khẩu không ảnh hƣởng đến HQHĐKD của doanh nghiệp Khai khoáng.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63)