Công tác huy động tiền gửi từ dân cư của Agribank chi nhánh Ninh Kiều trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thành công

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 67)

Kiều trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thành công này là do sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện những chính sách linh hoạt tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, ngân hàng đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và ngày càng khốc liệt khi Việt Nam hiện đang là thành viên của WTO thì việc giữ vững thị phần, nâng cao tốc độ tăng trưởng lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, ngân hàng cần tận dụng lợi thế hiện có về uy tín, vốn điều lệ, mối quan hệ hợp tác, nguồn nhân lực cùng với cơ hội tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ hiện đại do quá trình hội nhập đem lại để phát huy hết tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Và yêu cầu cấp thiết là cần có chiến lược cụ thể làm định hướng hoạt động cho công tác huy động tiền gửi từ người dân. Tình hình họat động hiện tại cho thấy các giải pháp mà ngân hàng cần triển khai thực hiện là nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, đẩy mạnh hoạt động marketing, đồng thời mở rộng mạng lưới hoạt động hơn. Với giải pháp này, sức cạnh tranh của chi nhánh Agribank Ninh Kiều sẽ được tăng cường, củng cố niềm tin đối với khách hàng hiện tại, gầy dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng. Từ đó, nâng cao lượng tiền gửi từ dân cư và nhờ vào nguồn vốn chi phí thấp này để đạt mong muốn cuối cùng mà các ngân hàng đều hướng tới là tăng lợi nhuận.

- Đề tài nghiên cứu tuy được thực hiện trong thời gian ngắn và phạm vi nhỏ nhưng phần nào khái quát được thực trạng công tác huy động tiền gửi từ dân cư cũng như nhìn nhận được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi của dân cư vào ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một số giải pháp đưa ra chưa thể thực hiện trong điều kiện hiện tại và cần có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và các chủ thể khác.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thôn Việt Nam

- Hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng hỗ trợ như tổ chức các khóa đào tạo về việc triển khai

chương trình/sản phẩm mới, nhận đào tạo cán bộ tại Hội sở chính, đào tạo từ xa,...

- Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung, tăng cường tính linh hoạt, chủ động và đảm bảo tính cạnh tranh cho chi nhánh.

- Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp ở từng địa phương. Cho phép chi nhánh tự chủ động nghiên cứu, triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trên địa bàn.

- Hoàn thiện chương trình quản lý thông tin khách hàng, giao dịch khách hàng,... Đầu tư nâng cấp hệ thống mạng trực tuyến để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ.

6.2.2 Kiến nghị với Chính quyền địa phƣơng

Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả đó là sự hỗ trợ của các cấp Chính quyền địa phương. Vì vậy, Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác huy động vốn cũng như việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ tích cực với ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu; đối với những khách hàng cố tình không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, Chính quyền địa phương có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng một số biện pháp chế tài giúp ngân hàng thu hồi lại nợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 3. Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Cành, 2004, Giáo trình Phương pháp và Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Thu Hà, 2005. Giáo trình tâm lý kinh doanh thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

6. Thái Văn Đại, 2005. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Cần Thơ: Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

7. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, Quản trị Ngân hàng Thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

8. Thống kê từ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank chi nhánh Ninh Kiều.

9. Tổng cục thống kê và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

10. Trương Hòa Bình, 2012. Giáo trình hành vi tổ chức. Cần Thơ: Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Cronin J.& A.Taylor, 1992. Measuring Service Quality, Journal of Marketing.

2. Gerbing and Anderson, 1988. An updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimen-sionality and its Assess, “Journal Marketing Research”.

3. Hair, Jr. J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. & Black, W.C., 1998.

Multivariate Data Analysis. Michigan: Wily.

4. Naceur Jabnoun and Hussein A.Hassan Al-Tamimi, 2003. Measuring perceived service quality at UAE commercial banks. International Journal of Quality & Reliability Management, Vol.20 Iss:4.

5. Parasuraman, A., V.A. Zeithaml, & L. L. Berry (1988), “SERVQUAL: a mutltiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality”. Texas A and M Univiersity.

92,16%7,84% 7,84%

Tiền gửi tiết kiệm Phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)