KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 31)

CHI NHÁNH NINH KIỀU

3.4KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

NHÁNH NINH KIỀU TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện của một quá trình kinh doanh; thông qua việc phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh đối với ngân hàng đó.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Ninh Kiều qua ba năm 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 (triệu đồng) 2011 (triệu đồng) 2012 (triệu đồng) 2011/2010 2012/2011 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % 1. Tổng thu nhập 105.919 166.303 164.830 60.384 57,01 (1.473) (0,89) Thu nhập từ hoạt động tín dụng 94.861 145.410 141.587 50.549 53,29 (3.823) (2,63) Thu nhập khác 11.058 20.893 23.243 9.835 88,94 2.350 11,25 2. Tổng chi phí 81.813 130.995 137.554 49.182 60,12 6.559 5,01 Chi phí hoạt động tín dụng 60.222 100.465 98.822 40.243 66,82 (1.643) (1,64) Chi phí khác 21.591 30.530 38.732 8.939 41,40 8.202 26,87 3. Lợi nhuận 24.106 35.308 27.276 11.202 46,47 (8.032) (22,75)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank chi nhánh Ninh Kiều)

* Về thu nhập:

- Năm 2011, tổng thu nhập ngân hàng tăng 57,01% so với năm 2010. Nguyên nhân do các đối tượng vay vốn của ngân hàng như các doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên có nhu cầu lớn về vốn nhằm khắc phục hậu quả trì trệ hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng.

+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản thu nhập từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi là chủ yếu. Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng và tăng 53,29% trong giai

đoạn 2010-2011 do ngân hàng đã thực hiện tốt một số chính sách tín dụng như chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, các thủ tục về hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế,...

+ Thu nhập khác chủ yếu bao gồm các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Sang năm 2011, khoản thu nhập này tăng mạnh 88,94% so với năm 2010 bởi vì ngân hàng đã chú trọng vào việc phát triển dịch vụ thẻ, thanh toán và đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế rủi ro, cân đối nguồn thu.

- Sang năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao nên tổng thu nhập của ngân hàng giảm 0,89% so với 2011.

+ Năm 2012, tình hình nợ xấu tăng cao, rủi ro tín dụng bùng nổ buộc ngân hàng phải giữ nhiều vốn hơn tại ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và cẩn trọng hơn trong việc xem xét thẩm định khách hàng khi khách hàng vay vốn, dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2012 giảm 2,63% so với 2011.

+ Khoản mục thu nhập khác của ngân hàng năm 2012 tăng 11,25% so với năm 2011 do thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 4,78% và thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thu được kết quả đáng khích lệ tăng 51,01% trong khi khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác giảm 24,52% so với năm 2011.

* Về chi phí:

Chỉ tiêu chi phí tại ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 được chia thành hai khoản mục:

- Chi phí từ hoạt động tín dụng chủ yếu gồm các khoản chi từ trả lãi tiền vay, chi từ trả lãi tiền gửi, chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Năm 2011, khoản phí này tăng 66,82% so với 2010 do cuộc chạy đua lãi suất khiến cho mặt bằng lãi suất huy động khá cao, vì thế chi phí trả lãi của ngân hàng tăng 80,14% trong khi đó chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng 25,64% và trả lãi phát hành GTCG tăng 49,93% so với 2010. Đến năm 2012 NHNN đã liên tục giảm lãi suất huy động và cho vay; lần đầu tiên vào 13/3/2012, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11 tháng 4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1% về mức 12% một năm. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VNĐ đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và từ 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Những yếu tố trên đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng 10,05% và khoản chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá tăng 46,63% so với năm 2011. Tuy nhiên, chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng lại giảm đến 69,20% do ở giai đoạn này, số doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là ngừng hoạt động tăng cao dẫn đến chi phí hoạt động tín dụng ở giai đoạn này giảm 1,64% so với năm 2011.

- Chi phí khác bao gồm các khoản chi từ các hoạt động dịch vụ, chi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ là chủ yếu. Năm 2011 khoản chi phí khác tăng 41,40% so với năm 2010 và sang năm 2012, trước tình trạng rủi ro tín dụng, lạm phát tăng cao, ngân hàng phải trích lập dự phòng cho vay khách hàng chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó các khoản chi cho công tác phí và các khoản chi phí cho nhân viên tăng lên như chi trả lương và phụ cấp lương, nộp bảo hiểm dẫn đến khoản chi phí ngoài lãi của ngân hàng tăng mạnh, tổng chi phí khác tăng 26,87% so với năm 2011.

* Về lợi nhuận:

- Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 46,47% so với năm 2010 do sự nỗ lực của toàn thể nhân viên cùng với việc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả như: tín dụng, kinh doanh ngoại hối,... giúp ngân hàng ngày càng phát triển và xây dựng được thương hiệu của mình.

- Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm 22,75% so với năm 2011 do tác động của tình tình kinh tế, có đến 30% doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, một số khác ngừng hoạt động vì hàng hóa tồn kho tăng nên thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất, trong khi hạn mức tín dụng để vay vốn không còn. Lượng khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện để vay vốn rất ít, làm cho đầu ra của ngân hàng gặp khó khăn.

* Về thu nhập:

Nhìn chung, dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tổng thu nhập ở ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 sụt giảm 16,97% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.

+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 19,97%, lý giải bởi lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp phục hồi chậm và đang trong quá trình tái cơ cấu, thị trường bất động sản đóng băng, tình trạng hàng hóa trong nước sản xuất ra không tiêu thụ được do sức mua yếu, hàng giả, hàng lậu cạnh tranh khiến doanh nghiệp tắc đầu ra, nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn dẫn đến dư nợ cho vay bình quân 6 tháng đầu năm 2013 giảm 4,65% so với 6 tháng đầu năm 2012 (thống kê từ phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank chi nhánh Ninh Kiều).

+ Trong khi đó, các khoản thu nhập khác ở ngân hàng giảm 6,32% so với 6 tháng cùng kỳ 2012, cụ thể thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 25,33%

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2012-2013

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 (triệu đồng) 6 tháng đầu năm 2013 (triệu đồng) So sánh 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (triệu đồng) % 1. Tổng thu nhập 97.699 81.120 (16.579) (16,97) Thu nhập từ hoạt động tín dụng 76.198 60.978 (15.220) (19,97) Thu nhập khác 21.501 20.142 (1.359) (6,32) 2. Tổng chi phí 80.073 66.737 (13.336) (16,65) Chi phí hoạt động tín dụng 55.595 31.971 (23.624) (42,49) Chi phí khác 24.478 34.766 10.288 42,03 3. Lợi nhuận 17.626 14.383 (3.243) (18,40)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank chi nhánh Ninh Kiều)

do Agribank chi nhánh Ninh Kiều chú trọng phát triển các dịch vụ như dịch vụ thanh toán (tăng 9,94%) và dịch vụ ngân quỹ (tăng 10,20%); trong khi thu nhập từ kinh doanh ngoại hối giảm đến 54,27%.

* Về chi phí:

Cùng với sự sụt giảm về thu nhập, chi phí của ngân hàng cũng giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Cụ thể là giảm 13.336 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 16,65%. Xét ở bảng 3.2 ta thấy nếu như chi phí hoạt động tín dụng giảm 42,49% thì tổng chi phí khác tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng 42,03% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân do sang đầu năm 2013, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và để tháo gỡ những khó khăn này NHNN đã hạ trần lãi suất dẫn đến chi phí hoạt tín dụng của ngân hàng giảm. Mặt khác, do ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng cho vay khách hàng; đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng cùng khoản chi cho hoạt động dịch vụ tăng 91,89%, chi các khoản lệ phí và khoản chi cho hoạt động quản lý tăng 21,76% dẫn đến sự tăng lên của tổng chi phí khác so với cùng kỳ năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về lợi nhuận:

Vào 14/08/2013, nhiều NHTM lớn đã chính thức công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung, lợi nhuận có sự tăng tốc ở số ít, nhưng phần lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 18,40% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012 và đây là

tình trạng chung ở hầu hết các NHTM. Bởi vì vào giai đoạn này, nợ xấu và rủi ro tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn thay vì đẩy mạnh cho vay để tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 31)