Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 43)

Nguyên nhân từ phía cơ quan, cán bộ Nhà nước

48

Xem thêm : Trần Thị Bảo Trân : “Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng”, Đại học Cần Thơ, 2010, tr.33

Để thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng Nhà nước cần phải thu hồi đất của người sử

dụng đất, do đó cũng đã có những ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến một bộ phận dân cư trong khu vực, đặc biệt là trên địa bàn huyện Châu Thành vốn đang trong giai đoạn phát triển với tập trung nhiều công trình xây dựng, khu cụm công nghiệp phân bố trên nhiều xã thuộc địa bàn huyện. Theo quy định thì trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì cần phải có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi để giúp họ ổn định cuộc sống. Ngoài ra thì trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cung cấp đầy đủ thông tin quy hoạch cũng như phải lấy ý kiến của nhân dân, khi có phát sinh khiếu nại, khiếu kiện thì phải tiến hành giải quyết theo đúng quy định. Tuy nhiên thực tế việc công bố công khai quy hoạch và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói chung ở nhiều địa phương nói chung cũng như thực tiễn trên địa bàn huyện Châu Thành vẫn còn nhiều bất cập, từ đó dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp của người sử dụng đất . Một ví dụ có thể thấy là việc công bố công khai quy hoạch, gần như người sử dụng đất rất ít khi biết đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, một phần do hạn chế về trình độ của người sử dụng đất và điều kiện cơ sở hạ tầng, nhưng quan trọng là do cơ quan quản lý Nhà nước chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công bố công khai quy hoạch, dẫn đến việc thực hiện chỉ là hình thức và thường không mang lại hiệu quả, đến khi tiến hành thu hồi đất thì vấp phải sự khiếu nại, khiếu kiện. Ngoài ra khi thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn tồn tại nhiều vấn vấn đề. Có thể thấy là các cơ chế chính sách trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất luôn có sự thay đổi, việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo chưa nghiêm, khi có khiếu nại, khiếu kiện thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chậm, dẫn đến việc tồn đọng các vụ việc trong thời gian dài, hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai của một bộ phận cán bộ xuống cấp về mặt đạo đức để trục lợi, tham ô. Ngoài ra, công tác tiếp công dân ở địa phương vẫn chưa thực hiện tốt, xem nhẹ công tác đối thoại trực tiếp, từ đó không đánh giá đúng được mức độ các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo để có thể giải quyết một cách xác đáng. Một bộ phận cán bộ chưa am hiểu pháp lực, thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Đây có thể xem là một trong những lý do dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và số vụ việc ngày càng tăng. Có thể thấy, để thể hiện tính dân chủ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong quá trình nhà nước thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, ngay từ đầu các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình. Cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp; tập trung đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai đồng thời cũng phải quan tâm chú trọng hơn trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức để từ đó mới có thể khắc phục hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo và hoàn thiện hơn các chính sách về quản lý đất đai.

Nguyên nhân từ phía người sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được quy định đầy đủ và cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Quyền là được làm những gì mà pháp luật không cấm và nghĩa vụ là phải

tuân theo các quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ luôn song hành với nhau, tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng ý thức được việc phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, việc thiếu ý thức cũng như sự hạn chế trong nhận thức đối với các quy định của pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện tố cáo về đất đai nói chung và khi thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng nói riêng. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành về việc khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai trong năm 2013 từ 15-8-2013 đến 15- 8-2014 thì có 41,38% vụ việc khiếu nại về đất đai mà Ủy ban nhân dân giải quyết là khiếu nại sai, 5 đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết. Từ đó có thể cho thấy, nguyên nhân phát sinh khiếu nại, khiếu kiện một phần cũng từ chính từ việc người sử dụng đất không hiểu đúng về các chính sách pháp luật của nhà nước.

Có thể đơn cử như trường hợp của bà Trần Thị Rớt, ngụ tại ấp Phú Hưng, xã Đông Phú, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang gửi đơn khiếu nại quyết định số 3892/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành và yêu cầu bồi thường về nhà ở và vật kiến trúc đối với phần đất của bà bị thu hồi để giải phóng mặt bằng cho công trình xây dựng khu công nghiệp Sông Hậu. Theo biên bản kiểm định vật kiến trúc và hoa màu ngày 17-9-2009 của Ban BTTH-GPMB huyện thể hiện hộ của bà Trần Thị Rớt bị ảnh hưởng như sau : Về nhà ở thì không móng, khung cột bê tông đúc sẵn, mái tole, vách tole, nền xi măng, không trần, diện tích là 41,22m2; mái che khung gỗ tạp, mái tole, nền xi măng, diện tích là 7,42m2 ; chuông heo khung cột bê tông đúc sẵn, tường lững, mái tole, nền xi măng, diện tích là 64,48m2. Ngày 31-8-2010 thì Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành công văn số 2295/UBND- TDNC về giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 89 hộ bị ảnh hưởng của dự án Khu công nghiệp Sông Hậu trong đó có hộ của bà Rớt qua kiểm tra ghi nhận thực tế : Nhà của bà Trần Thị Rớt có diện tích 41,22m2 khung cột bê tông đúc sẵn, mái tole, nền xi măng, không vách ngăn, không ngăn phòng, đoàn tay thưa thớt, kết cấu tạm bợ, không cửa, không điện, không người sử dụng; phần mái che lợp tole rất tạm bợ; Chuồng heo khung cột bê tông đúc sẵn, mái tole rất tạm bợ, không chăn nuôi, bỏ hoang. Theo ý kiến của đoàn kiểm tra thì các công trình xây dựng không bị lập biên bản nhưng không xác định được thời gian xây dựng, không có nhu cầu sử dụng, kết cấu rất tạm bợ , xây dựng vơi mục đích nhằm hưởng tiền bồi thường nên đã thống nhất đề nghị không bồi thường, không hỗ trợ. Ngày 31-12-2010 thì Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã ban hành quyết định số 3982/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và hộ của bà Rớt không được bồi thường, không được hỗ trợ đối với nhà và vật kiến trúc. Không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân huyện bà Rớt đã làm đơn khiếu nại. Ngày 20-5-2014 Thanh tra huyện kết hợp với Ủy ban nhân dân xã Đông phú đã tiến hành ra soát lại để tiến giải quyết khiếu nại của bà Rớt. Căn cứ vào những quy định về bồi thường, hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và hiện trạng thực tế về nhà ở, chuồng heo và mái che của hộ bà Trần Thị Rớt không đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Sau khi tiến hành đối thoại với hộ bà Trần Thị Rớt thì Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã ra quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 7-8-2014 không chấp nhận nội dung yêu cầu bồi thường, hỗ trợ của bà Rớt vì không có cơ sở xem xét giải quyết và giữ nguyên quyết định số 3892/QĐ-UBND huyện .

Qua thực tế đó ta có thể thấy, nguyên nhân của các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện không c hỉ xuất phát từ phía cơ quan, cán bộ Nhà nước mà chính là từ người sử dụng đất, do không am hiểu pháp luật, cũng như vì lợi ích cá nhân để được hưởng lợi từ các chính sách bồi thường, hỗ trợ của nhà nước từ đó dẫn đến các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như lãng phí thời gian và tiền của của mình.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại một số

nguyên nhân khác dẫn đến người sử dụng đất khiếu nại, khiếu kiện điển hình như việc Nhà nước chậm tri trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, khi thực hiện các chính sách tái định cư nhưng chưa chú trọng đến đầu cơ sở hạ tầng, dẫn đến điều kiện sống không đảm bảo, người bị thu hồi đất không tiến hành bàn giao đất cũng như không đồng ý di chuyển vào khu tái định cư. Ngoài ra, quy hoạch chậm thực hiện hay còn gọi là quy hoạch treo, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Trong khi người dân không có đất canh tác thì đất trong khu quy hoạch lại bỏ hoang nhiều năm, điển hình là nhiều khu vực quy hoạch trên địa bàn các xã Phú An, Đông Phú, Phú Hữu A, dọc theo tuyến đường quốc lộ Nam Sông Hậu trên địa bàn huyện Châu Thành. Từ thực tế trên dẫn đến nguyên nhân gia tăng các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện, tố các là điều không thể tránh khỏi, từ đó đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có đề xuất, cũng như giải pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo trong lĩnh vực quy hoạch, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 43)