Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 42)

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng làm thay đổi nhiều mối quan hệ xã hội. Pháp luật

được nhà nước ban hành với mục đích điều là chỉnh các mối quan hệ xã hội. Từ đó dẫn đến hệ quả kéo theo là khi các mối quan hệ xã hội có sự thay đổi thì pháp luật cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng nếu liên tục có sự thay đổi bổ sung các quy định pháp luật thì sẽ dễ dẫn đến sự không ổn định và nhất quán, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước cũng như người sử dụng đất.

Trong lĩnh vực quy hoạch và giải phóng mặt bằng hiện nay, sự thay đổi của các quy định trong Luật đất đai cũng như các văn bản hướng dẫn dẫn đến khó khăn cho chính cơ quan quản lý nhà nước lẫn

người sử dụng đất. Cụ thể từ năm 1993 đến nay Luật đất đai đã trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, cụ thể : Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001; Luật đất đai năm 2003, một số lần sửa đổi nhỏ, và hiện nay là Luật đất đai năm 2013 vừa có hiệu lực thi hành vào ngày 1-7-2014. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai cũng theo đó mà thay đổi. Ngoài ra các quy định về trình tự thủ tục khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo trong lĩnh vực đất đai cũng có nhiều sự điều chỉnh như: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006; Luật tố tụng hành chính năm 2010.48 Như vây, chúng ta có thể thấy rằng do có quá nhiều thay đổi trong các văn bản luật cũng như văn bản hướng dẫn thi hành nên tình trạng thiếu nhất quán, chồng chéo giữa các quy định pháp luật là điều rất dễ xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện. Một điều dễ nhận thấy nhất là khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất để thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng thì pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định khác nhưng vào thời điểm Nhà nước tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì lại có văn bản sửa đổi, bổ sung. Trên thực tế là cùng một vị trí, cùng một loại đất nhưng giá trị bồi thường ở các văn bản quy phạm pháp luật càng về sau sẽ càng có lợi cho người bị thu hồi đất về giá trị bồi thường cũng như các chính sách hỗ trợ. Thực tế này phù hợp với quy luật khách quan tuy nhiên lại dễ dẫn đến việc người sử dụng đất không nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kéo dài thời gian để hưởng được nhiều lợi ích hơn. Một nguyên nhân nữa là do kinh phí hạn chế nên công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường phải thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng phải áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để tính toán việc bồi thường, hỗ trợ. Điều này đương nhiên dẫn đến việc người được bồi thường sau sẽ có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Và hệ quả là người nhận bồi thường trước cảm thấy bị thiệt thòi và quyết định khiếu nại, khiếu kiện để đòi quyền lợi cho mình. Thực trạng trên thường nổi rõ nhất ở những quy hoạch chậm thực hiện hay còn gọi là quy hoạch “treo” khi mà người sử dụng đất còn hạn chế trong việc hiểu đúng về các chính sách bồi thường, hỗ trợ nên không thể biết mình thuộc trường hợp nào và được hưởng những quyền lợi gì. Sự bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật về đất đai trong một thời gian dài đã dẫn đến sự tồn đọng các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện mà nếu không giải quyết kịp thời sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu khác. Hiện nay việc triển khai thực hiện Luật đất đai năm 2013 đã mang lại chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo tuy nhiên để có thể hoàn thiện các cơ chế chính sách trong việc giải khiếu nại khiếu khi thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng cần phải có sự nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước cũng như sự hợp tác từ chính người sử dụng đất .

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 42)