Tôn trọng quyết định thu hồi đất của nhà nước

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 33)

Để thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng nhà nước phải tiến hành thu hồi lại đất của

người sử dụng đất . Đối với người sử dụng đất thì ngoài các quyền được quy định trong quá trình nhà nước thực hiện thu hồi đất như được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, được khiếu nại, khiếu kiện thì người sử dụng đất phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quyết định thu hồi đất của nhà nước, tiến hành giao đất theo đúng thời gian. Trong Luật đất đai năm 2013 bên cạnh những quy định về quyền của người sử dụng đất, luật cũng đã quy định những nghĩa vụ cơ bản trong đó có nghĩa vụ giao đất khi Nhà nước thu hồi được quy định tại khoản 7 điều 170 : Một trong những nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là “Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng”. Trong quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội ,vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được quy định trong Luật đất đai năm 2013 tại Điều 69 thì khi cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất phải có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạt diện tích đất, thống kê tài sản, nhà ở khác để lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp người sử dụng đất không hợp tác thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải tổ chức vận động thuyết phục người sử dụng đất . Trong thời hạn 10 ngày mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, người có đất bị thu hồi phải có trách nhiệm thực hiện quyết định này, nếu vẫn tiếp tục không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế . Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi thì người sử dụng đất phải có nghĩa vụ bàn giao đất và thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được phê duyệt . Nếu người có đất bị thu hồi không thực hiện việc bàn giao đất cho

tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ tổ chức vận động để người có đất bị thu hồi bàn giao đất. Trường hợp nếu đã vận động, thuyết phục mà vẫn không tiến hành bàn giao đất thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Thực tế trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng thì vấn đề thu hồi đất, giao đất giữa người sử dụng đất và Nhà nước là vấn đề nhạy cảm thường phát sinh nhiều khiếu nại, khiến kiện nhất. Nguyên nhân của việc người sử dụng đất không thực hiện giao đất đúng thời hạn là do những vấn đề trong khâu bồi thường, xác định thiệt hại, tái định cư…v.vv. Giữa nhà nước và người sử dụng đất thường phát sinh sự không đồng thuận trong việc xác định giá đất, giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng vật nuôi trên diện tích đất bị thu hồi, đối với trường hợp người sử dụng đất phải di chuyển đến khu tái định cư thì nguyên nhân có thể là do điều kiện nơi tái định cư chưa tốt hoặc những vấn đề về hỗ trợ giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức, những mâu thuẩn này thương dẫn đến tình trạng khiếu nại khiếu kiện kéo dài, người sử dụng đất trong diện bị thu hồi không thực hiện bàn giao đất cho nhà nước đúng thời gian buộc nhà nước phải thực hiện cưỡng chế thu hồi , kéo theo nhiều hệ lụy xấu khác. Tuy nhiên có thể thấy việc giao đất khi nhà nước có quyết định thu hồi là nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ kể cả khi có phát sinh khiếu nại khiếu kiện thì “trong khi chờ giải quyết khiếu nại người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định”40. Việc tuân thủ quyết định thu hồi đất và tiến hành giao đất đúng theo quy định thể hiện ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất cũng như sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tăng tính hiệu quả cho công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng.

2.4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Để người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình trong quá trình thực

hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng, không chỉ xuất phát từ ý thức cá nhân của người sử dụng đất mà các cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Luật đất đai năm 2013 đã có nhiều điều khoản quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc thực hiện công tác quản lý đất đai nói chung và trong lĩnh vực quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Điều 48 Luật đất đai năm 2013 về công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc công bố thông tin quy hoạch đến người dân :

Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

40

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường…

….Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

Luật đất đai năm 2013 quy định tại điều 85 về trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư :

“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất”

Hoặc quy định trách nhiệm về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất tại khoản 3 điều 84 :

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ……Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.”

Ngoài ra, pháp luật về đất đai còn có những chế tài đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm trong công tác quản lý đất đai cũng như trong quá trình nhà nước thực hiện công tác quy

hoạch, giải phóng mặt bằng để bảo vệ quyền lợi ích của người sử dụng. Cụ thể tại điều 207,

Luật đất đai năm 2013 quy định về việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính đã quy định cụ thể những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong khi thi hành công vụ tại điều 97 của Nghị định , trong đó các hành vi vi phạm trong quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm :

a) Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”41

41

Các vi phạm trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng được quy định cụ thể: “ a) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

c) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

d) Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”42

Tất cả các hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ đều được đảm bảo xử lý theo pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.43

Nhìn chung, để đảm bảo cho người sử dụng đất có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì trước hết các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về đất đai cũng phải có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất, như vậy mới đảm bảo được tính dân chủ cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quá trình nhà nước thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng .

42

Xem khoản 4, điều 97, Nghị định 43/2014/NĐ-CP

43

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU

THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

Pháp luật nước ta đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quá trình nhà nước thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên trong thực tế triển khai ngoài những thuận lợi cũng có không ít những khó khăn, vướng mắc phát sinh đòi hỏi phải có những cơ chế, giải pháp để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất cũng như để đảm bảo việc thực hiện các chính sách của nhà nước. Chương này đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quá trình nhà nước thực hiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bao gồm các vấn đề như : Tình hình quy hoạch, giải phóng mặt bằng , thực trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo , việc triển khai thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất…Từ đó đề ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng ở địa phương.

3.1. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH

Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang44

Huyện Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Hậu giang, có vị trí địa lý tiếp giáp với Thành phố Cần

Thơ và Sông Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm một tuyến đường giao thông trọng điểm mang tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu. Phía Nam của huyện giáp với Thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Đông – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây- Bắc giáp Tp.Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A. Huyện Châu Thành có diện tích tự nhiên là 13.906 ha với 85.429 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Phú Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh và 2 thị trấn là Mái Dầm, Ngã Sáu. Huyện có thế mạnh về nông nghiệp với diện tích trông lúa lớn tuy nhiên đang theo hướng chuyển đổi cơ cấu sang các loại cây ăn trái đặc sản như : Cam sành, bưởi ruột đỏ, sầu riêng, nhãn..v.v . Về tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây đạt khá cao so với những năm đầu chia tách (năm 2009 tăng: 19.8%; năm 2010 tăng: 26,57%; năm 2011 tăng: 27,2%; năm 2012 tăng: 30,57%; thực hiện 2013 tăng: 24%) từ 2004 đến 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 17,51%. Giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là: 38,18 triệu đồng/người/năm, tăng 34,31 triệu đồng so với năm 2004 (năm 2004: 3,87 triệu đồng/người/năm). Cơ cấu kinh tế năm 2013 với tỉ lệ khu vực nông lâm, ngư nghiệp chiếm 10,69%, cơ cấu khu vực công nghiệp chiếm 57,28%, khu vực dịch vụ chiếm 32.03% và

44

Theo trang thông tin điện tử huyện Châu Thành, Hậu Giang , http://chauthanh.haugiang.gov.vn, truy cập ngày [25-8- 2014]

đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông lâm, ngư nghiệp tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ.

Ngoài ra hiện này một số công trình xây dựng lớn cũng đang được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp Nam sông hậu với dự án Cụm công nghiệp tàu thủy Hậu giang và nhà máy đóng tàu Sông Hậu, trung tâm điện lực Sông Hậu …v.v. Huyện Châu Thành cũng nổi tiếng với những địa điểm du lịch và di tích lịch sử như khu di tích lịch sử Nam kỳ khởi nghĩa tại xã Phú Hữu, căn cứ tỉnh ủy Hậu Giang. Là một huyện có truyền thông cách mạng yêu nước, với phần lớn diện tích đất là canh tác nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay Châu Thành đang phát triển theo hướng tập trung với tương lai trở thành một huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hậu giang gắn liền với các vùng chuyên canh nông nghiệp trồng các loại cây ăn trái đặc sản, cũng như phát triển các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống. Đảm bảo sư phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.

Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất45

* Quy hoạch sử dụng đất của huyện Châu Thành trong giai đoạn 2010-2020 :

_ Hiện trạng diện tích đất tự nhiên năm 2010 là 13.906,04 ha trong đó :

+ Diện tích đất nông nghiệp là 11.007,08 ha chiếm 79,15% cơ cấu bao gồm các nhóm đất trồng lúa ( 2.800,25 ha chiếm 20,14%) , đất trồng cây lâu năm (8.110,65 ha chiếm 58,32%) và đất nuôi trong thủy sản ( 72,18 ha) chiếm 0,52 %) .

+ Diện tích đất phi nông nghiệp là 2.898,96 ha chiếm 20,85% cơ cấu bao các nhóm : đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp ( 27,64 ha chiếm 0,2 %), đất quốc phòng (1,75 ha 0,01% ), đất an ninh (2,11 ha chiếm 0,02% ), đất khu công nghiệp (611,95 ha chiếm 4,4% ), đất cơ sở kinh doanh (

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng của nhà nước thực tiễn tại huyện châu thành tỉnh hậu giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)