Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ thẻ ACB

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ của NGÂN HÀNG á CHÂU (ACB) (Trang 38)

1.3.1.1. Bi cnh thành lp và s phát trỉển ca ACB

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh

đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 032/NH- GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.

Ngày 04/06/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank – ACB) chính thức đi vào hoạt động.

Trong suốt 14 năm hoạt động của mình, ACB đã đạt

được rất nhiều kết quả khả quan khẳng định tính đúng đắn trong công tác định hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

Ngày 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành

thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

Năm 1997 : Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại

Năm 1999: triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin

ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.

Năm 2000 - Tái cu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997,

đến năm 2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000 -

2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000.

Ngày 02/01/2002 : Hin đại hóa ngân hàng: ACB chính thức

vận hành TCBS – Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng toàn diện (The Complete Banking Solution).

Ngày 06/01/2003 :Cht lượng qun lý: ACB tiến hành xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: (i) Huy động vốn, (ii) Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) Thanh toán quốc tế và (iv) Cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.

Ngày 10/12/2004 – Công ngh sn phm cao: Đưa ra sản phẩm

quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.

Ngày 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: ACB và Ngân hàng

Standard Charterd (SCB) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổđông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Năm 2006 : ACB là Ngân hàng TMCP duy nhất được nhận bằng

khen của Thủ tướng chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc,

đồng thời được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.

Năm 2007: ông Đỗ Minh Toàn – Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám

đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp và ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng Giám

đốc, kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân của ACB đã được trao giải

“Nhà lãnh đạo tr trin vng ca Vit Nam năm 2007” (Promising Young Banker Award for Viet Nam 2007) và giải “Mt trong 100 nhà lãnh đạo tr

trin vng nht khu vc châu Á – Thái Bình Dương và Vùng Vnh năm 2007”

(One of 100 Most Promising Young Bankers in the Asia Pacific and Guft region) do The Asian Banker trao tặng. Đây là hai đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh dự nhận các giải thưởng này, nhờ vào những chỉ số tăng trưởng vượt bậc của ACB trong năm 2007 vừa qua.

1.3.1.2. S ra đời và phát trin ca hot động kinh doanh th

Ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB đã ý thức được rằng: ngân hàng không chỉđơn thuần là nơi để khách hàng gửi hay vay tiền mà còn phải thoả mãn khách hàng bằng các dịch vụ liên quan đến tài chính. Chính vì vậy, ACB rất chú trọng việc phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán.

Vào tháng 3/1995, ACB được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Đến tháng 5/1995, ACB xúc tiến chuẩn bị

nhân sự chũng như trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để xây dựng trung tâm thẻ. Sau một thời gian xây dựng thành công hệ thống xử lý giao dịch về thẻ và truyền dữ liệu kết nối với hệ thống Banknet của Tổ chức thẻ Mastercard, vào ngày 27/4/1996 Trung tâm thẻ của ACB đã chính thức triển khai hoạt động, cung cấp dịch vụ thẻ Mastercard. Bên cạnh đó, Trung tâm thẻ tiếp tục đệđơn xin gia nhập Tổ chức thẻ quốc tế Visa với mong muốn có thể tiếp tục phát triển sản phẩm thẻ trên thị trường Việt Nam. Sau khi được tổ chức thẻ Visa chấp thuận, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ACB chính thức phát hành thẻ Visa tại Việt Nam, và đến ngày 28/4/1999 thì ACB phát hành thẻ tín dụng công ty đầu tiên mang tên: ACB-Visa Card.

Hiện nay, ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về

các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút

tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ

MasterCard Electronic. Và trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ

MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Không chỉ phát triển thẻ thanh toán quốc tế, ACB còn chú trọng cả việc phát triển thẻ nội địa. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng

đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa như: ACB – Saigontourist, ACB - Saigon Co-op, ACB – E.Card, v.v…

Hiện nay, ngân hàng ACB vẫn đang tiếp tục xúc tiến việc đặt quan hệ

và tiếp cận với tất cả các tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Mục tiêu là trong thời gian gần nhất, ACB sẽ nỗ lực để có thể đưa tất cả các loại thẻ tín dụng quốc tế khác (ví dụ như American Express, JBC, Dinners Clubs,…) vào thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ ACB có thể

sử dụng thẻ thanh toán trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là một thế mạnh mà ACB chuẩn bị cho mình trong cuộc cạnh tranh trên thị trường nội địa.

1.3.2. Đặc đim các ngun lc ca ACB

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ của NGÂN HÀNG á CHÂU (ACB) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)