Theo điều tra của các Tổ chức thẻ quốc tế, ngày nay, cứ có 2 thẻ tín dụng được phát hành thì có 1 thẻ liên kết. Cho đến nay, sự thành công của thẻ liên kết trên thế giới đã khẳng định: khách hàng hiện nay không chỉ kỳ
vọng tấm thẻ tín dụng của mình chỉđơn giản là thẻ thanh toán, mà nó phải là một tấm thẻ mang những tiện ích và ưu việt do các thành viên liên kết có thể
mang lại. Điều này cũng đúng đối với thị trường Việt Nam. Do vậy, ACB cần chú ý một số biện pháp phát triển thẻ liên kết như sau:
• Thứ nhất, hoàn thiện liên kết với các ngân hàng thương mại trong nước để hình thành một mạng lưới liên thông dịch vụ thẻ trong toàn ngành, tạo tiện lợi và giảm phí giao dịch cho khách hàng.
Trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có 32 ngân hàng phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau. Các NHTM đã lắp
đặt hơn 4.300 máy ATM, 23.000 máy POS. Sau một quá trình phát triển tự
phát, các đơn vị phát hành thẻđã hình thành các liên minh, liên kết mạng lưới thanh toán thẻ. Hiện có 4 đơn vị lớn nhất đang làm dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán giao dịch thẻ có tính chất đa phương: Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink – do Vietcombank dẫn đầu); NHTMCP Đông Á (DongA Bank), Công ty Cổ phần chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và liên minh ANZ. ACB là một trong 8 cổ đông sáng lập của BankNetvn. Điều này giúp cho những khách hàng sở hữu thẻ của ACB có thể giao dịch tại hơn 3.500 ATM và 10.000 POS của tất cả
các ngân hàng thành viên của hai hệ thống Banknetvn và VNBC trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 21/11/2007, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) và Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn)
đã liên minh với nhau, . Smartlink và Banknetvn là hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước với sự tham gia của hầu hết các ngân hàng. Việc hợp tác giữa hai liên minh này cho phép khoảng trên 30 ngân hàng kết nối liên thông thanh toán thẻ, trong đó có các đơn vị phát hành thẻ lớn như 4 ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng cổ phần như Đông Á... với tổng số khoảng 7 triệu thẻ, 4.300 máy ATM và khoảng 23.000 điểm POS trên toàn quốc. Với sự kết nối này, gần như toàn bộ thị trường thẻ Việt Nam đã có thể liên thông với nhau.
Như vậy, sau nhiều năm hoạt động độc lập, các ngân hàng Việt Nam
đã thực hiện thành công giải pháp bắt tay liên doanh nhằm phát triển dịch vụ
thẻ . Tuy nhiên, đây chỉ mới là sự thành công về hình thức. Một vấn đề đặt ra là ACB cũng như các ngân hàng nói chung phải tiếp tục hoàn thiện mạng lưới liên minh của mình, sao cho việc phục vụ khách hàng hiệu quả hơn nữa.
Bởi đơn giản nhất là việc Rút tiền mặt từ máy ATM đã không thể hiện sự
thành công như trông đợi giữa các ngân hàng liên minh (khách hàng không rút được tiền nhưng vẫn bị trừ vào tài khoản, lỗi hệ thống khiến giao dịch không thành công,…). Bên cạnh đó, biểu phí giao dịch lại khá cao:
Bảng 3.4 : Biểu phí giao dịch của Banknetvn
(Ban hành theo Quyết định số 312/QĐ-HĐQT ngày 03/08/2007 của Hội đồng quản trị Banknetvn)
Các loại giao dịch Mức phí bao gồm VAT
GIAO DỊCH THỰC HIỆN TRÊN ATM
-Vấn tin -In sao kê -Chuyển khoản nội bộ TCPHT trả tổng phí: 1.650 VNĐ trong đó: -Trả cho Banknetvn: 550 VNĐ -Trả cho TCTTT: 1.100 VNĐ - Rút tiền TCPHT trả tổng phí là 3.300 VNĐ trong đ ó: -Trả cho Banknetvn : 1.650 VNĐ -Trả cho TCTTT: 1.650 VNĐ Mức phí tối đa TCPHT thu từ chủ thẻ - Rút tiền 5.000 VNĐ/ giao dịch - Vấn tin số dư -In sao kê -Chuyển khoản nội bộ 2.200 VNĐ/ giao dịch Ghi chú: TCPHT: Tổ chức phát hành thẻ (Nguồn:
http://www.banknetvn.com.vn) TCTTT: Tổ chức thanh toán thẻ
Biểu phí giao dịch của Banknetvn tương đối cao, lại chưa ổn định về
mặt bằng hệ thống công nghê, khiến cho khách hàng cảm thấy chưa thực sự
kết chính là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất ACB cần đẩy mạnh để có thể phát triển khách hàng sử dụng thẻ thành công trong hiện tại và tương lai.
• Thứ hai, liên kết với các đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ
trong nước và quốc tế để phát hành thẻ liên kết cho khách hàng.
Hiện nay, ACB đã cho ra đời các loại thẻ liên kết với một số doanh nghiệp trong nước, như thẻ ACB-Saigon Co.op, ACB-Saigon Tourist, ACBMailinh, ACB-Phước Lộc Thọ. Tới đây, ACB nên mở rộng hơn nữa các lĩnh vực kinh doanh của đối tác liên kết, không chỉ trong kinh doanh siêu thị, du lịch, xe taxi, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực như: chăm sóc sắc đẹp, các dịch vụ spa, bảo hiểm, hàng không, v.v…
• Thứ ba, kết hợp với các đối tác để phát triển những chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ.
Các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ của ACB có thể
là những ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất,… ACB nên dựa trên những nghiên cứu thị trường vềđặc điểm từng nhóm khách hàng để thiết kế những lợi ích khác nhau có thể thu hút từng đối tượng khách hàng một cách hiệu quả.