Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ của NGÂN HÀNG á CHÂU (ACB) (Trang 119)

Th nht: Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ Thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định chặt chẽ, đầy đủ, hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như các chế tài đi kèm cho hoạt động phát hành và thanh toán Thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra. Các văn bản này cần phải thống nhất với các văn bản có liên quan đến vấn đề ngoại hối, tín dụng chung.

Th hai: Cần đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ Thẻ để các ngân hàng thương mại trong nước xây dựng định hướng phát triển của mình, sao cho vừa tận dụng được các lợi thế

chung, đông thời vẫn có thể phát triển dịch vụ bản thân ngân hàng hiệu quả.

Th ba: Cần tạo điều kiện để Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia thành lập, đảm bảo thống nhất quy chếđối với mọi ngân hàng thành viên, đồng thời kết nối hệ thống thanh toán thẻ giữa các ngân hàng trong phạm vi toàn quốc.

Th tư: Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác; Đồng thời cũng cần có chính sách

ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, v.v… Các chính sách này cũng cần thống nhất và đồng bộ với các chính sách của Chính phủ. 3.3.3. Kiến nghịđối vi Hi th ngân hàng Vit Nam

Mt là, Hội thẻ cần phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thành viên để

cùng phát triển: liên kết các ngân hàng thành viên đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ; làm đầu mối thúc đẩy liên kết phát triển các sản

phẩm, dịch vụ mới; phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ; quản lý và phòng ngừa rủi ro; tiếp tục thống nhất thu phí phát hành và thu phí chiết khấu

đơn vị chấp nhận thẻ.

Hai là, hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên Hội thẻ: tiếp tục tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, về

nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo; Kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại. Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới thẻ mới của các nước…

Ba là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ, từng bước xã hội hóa dịch vụ Thẻ, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn.

Bn là, nâng cao tiện ích và sự an toàn,bảo mật khi sử dụng thẻ:thực hiện đồng bộ đề án sử dụng Thẻ chip điện tử thay thế Thẻ từ để

giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về Thẻ cũng như hạn chế

tối đa hiện tượng làm giả Thẻ. Đồng thời nâng cao hơn nữa các tiện ích của Thẻ ATM thanh toán tại Đơn vị chấp nhận Thẻ, thanh toán tại máy ATM, bán các Thẻ cào trả trước, thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau,…Nhanh chóng lắp đặt Camera tại các máy ATM để theo dõi được các giao dịch của khách hàng, tránh tình trạng chủ Thẻ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền trong tài khoản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại đối với việc quản lý rủi ro Thẻ

trong điều kiện hội nhập quốc tế mở rộng, tội phạm Thẻ gia tăng.

Tóm lại, thị trường Thẻ ngân hàng của Việt Nam có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước và các Cơ

quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của các ngân hàng thành viên Hội thẻ, chắc chắn hoạt động Thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.

Kết lun: Như vậy, chương 3 trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu của hai chương trước và những luận cứ khoa học thực tiễn về việc phát triển kinh doanh thẻ tại thị trường thẻ Việt Nam nói chung và phát triển khách

hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng ACB nói riêng, cơ bản đã tập trung đề xuất các giải pháp nhằm phát triển việc sử dụng thẻ thanh toán cho đối tượng khách hàng cá nhân, bên cạnh các kiến nghị vĩ mô nhằm hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp đã đề xuất. Bằng cách đó, chuyên đề đã cố gắng hoàn thành mục đích trọng tâm nghiên cứu đã được xác lập trong lời nói đầu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ của NGÂN HÀNG á CHÂU (ACB) (Trang 119)