Mức phạt quy phạm theo quy định hành chính

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực trạng xâm phạm bí mật kinh doanh trong pháp luật cạnh tranh (Trang 36)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1. Mức phạt quy phạm theo quy định hành chính

Theo nghị định 120/2005 NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh :

12 Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia, năm 2005, tr. 133. 13 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.147.

30

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây :

• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

• Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh ;

• Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành”.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:

• Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

• Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.

Ngoài việc phạt tiền theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm tịch thu toàn bộ bao gồm cả lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”14

.

Nghị định 71/2014 quy định về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như sau :

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

14 Điều 31, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30-09-2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

31

• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

• Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh ;

• Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan Nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm tịch thu toàn bộ bao gồm cả lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”15.

Nhìn chung, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cao hơn Nghị định 120/2005/NĐ-CP khi xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Tuy nhiên mức phạt tiền này còn hạn chế chưa răn đe và ngăn chặn được hành vi xâm phạm bí mật kinh do trong luật cạnh tranh chưa phù hợp và giáo dục được các doanh nghiệp khác ngăn cản họ hoặc hạn chế họ xâm phạm bí mật kinh doanh.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực trạng xâm phạm bí mật kinh doanh trong pháp luật cạnh tranh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)