5. Bố cục của đề tài
2.2. Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đối với doanh nghiệp
2.2.1.Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tìm cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính
Để cấu thành nên hành vi này thì cần phải xác định hai điều kiện cơ bản sau đây:
9
26
- Thứ nhất là, doanh nghiệp vi phạm này đang nổ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác.
- Thứ hai là, việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính chất bất chính của các hành vi được thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh. Theo đó, việc tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh bị coi là bất chính khi người thực hiện hành vi đã:
• Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; quy định này được hiểu là nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó. Ví dụ như: hành vi truy cập một cách trái phép vào hệ thống mã nguồn (máy tính) lưu giữ bí mật kinh doanh thuộc sỡ hữu của một doanh nghiệp khác10.
• Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật; chủ thể của hành vi này có thể là nhân viên chủ chốt, người nắm một khâu kỹ thuật nơi người đó đang làm việc bằng việc sao chép dữ liệu, chụp ảnh, quay phim các tài liệu, quá trình, công đoạn sản xuất,... rồi bán cho người cần sử dụng thông tin. Hoặc đối thủ cạnh tranh người cần có những thông tin sử dụng những cách tiếp cận không lành mạnh dụ dỗ, xui khiến, ép buộc người có nhiệm vụ bảo mật thông tin nhằm thu thập thông tin. Hợp đồng bảo mật là hợp đồng mà theo đó một bên hợp đồng được quyền tiếp cận thông tin bí mật về kinh doanh của một chủ sở hữu nhưng có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó. Bên có nghĩa vụ bảo mật làm lộ thông tin về bí quyết kinh doanh cho bên thứ ba thì bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của điều luật. Ngoài ra, điều luật cũng quy định bất kỳ hành vi nào lợi dụng quan hệ sẵn có để lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có trách nhiệm bảo mật và sau đó tiết lộ thông tin đó cho người thứ ba thì cũng bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh.
• Vi phạm khi chủ sở hữu của bí mật kinh doanh làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan Nhà nước.
10
27
Như vậy, việc có được bí mật kinh doanh chính đáng của người khác như mua lại,... sẽ được pháp luật thừa nhận. Chỉ khi nào phương cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác là bất chính và mang bản chất chiếm đoạt thì mới bị cấm đoán. Một vấn đề cần lưu ý là, theo Luật cạnh tranh, chỉ cần các doanh nghiệp thực hiện một trong ba thủ đoạn nói trên để tiếp cận hoặc thu thập bí mật kinh doanh là đủ căn cứ kết luận về sự vi phạm mà không yêu cầu mục đích tiếp cận, thu thập phải hoàn tất11.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp khác giúp cho mình tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh thuộc bí mật kinh doanh của họ (với điều kiện nhân viên này có đủ thẩm quyền và khả năng thực hiện hành vi) lập tức hành vi vi phạm cấu thành mà không cần xác định doanh nghiệp vi phạm đã có được bí mật kinh doanh hay chưa.