5. Bố cục của đề tài
2.2.2. Hành vi tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tiết lộ”, được diễn giải là để cho người khác biết một việc phải giữ kín. Để thực hiện được hành vi, doanh nghiệp vi phạm đang có được, biết được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp có được bí mật kinh doanh là hợp pháp, có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó (ví dụ đã ký kết hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu ...). Ví dụ như: một cá nhân sau một thời gian làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất và nắm được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó, đã tiết lộ cho doanh nghiệp khác hoặc sử dụng cho chính mình để thành lập một doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng thông tin về bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
Biểu hiện của hành vi doanh nghiệp đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác trong các tình huống sau đây:
- Thứ nhất, không được phép của chủ sở hữu, có thể người có được bí mật kinh doanh thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhưng lại không thực hiện các biện pháp bảo mật đối với bí mật kinh doanh đó, họ bộc lộ bí mật kinh doanh cho mọi người biết. Cũng có thể người bộc lộ lại là người nằm trong khâu sản xuất, dây chuyền tạo nên bí mật kinh doanh đó là vì lợi cho bản thân mà không giữ
11 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.145.
28
bí mật đem bí mật đó ra sản xuất. Hoặc việc rò rĩ thông qua những nhân viên nghĩ hưu, những người nghĩ việc những bí mật đó còn nằm, ghi nhớ trong đầu họ và mang đi khi rời khỏi cơ quan nơi mình làm việc.
- Thứ hai, vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật được nêu như trên.
Theo Luật Cạnh tranh, cho dù với động cơ và mục đích gì, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh chỉ cần có đủ hai tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.