Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực trạng xâm phạm bí mật kinh doanh trong pháp luật cạnh tranh (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

2.2.3. Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác

Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinh doanh của mình bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, không được phép của chủ sở hữu bí mật đó, đối với người muốn có được bí mật kinh doanh đã biết, hoặc có nghĩa vụ phải biết rằng bí mật kinh doanh đó có được một cách không hợp pháp mà vẫn muốn chiếm lấy thì xem là xâm phạm theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 127. Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ trách nhiệm pháp lý của người thứ ba để xác định có hay không hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh, thì vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định được trường hợp người thứ ba biết hoặc có nghĩa vụ phải biết về việc bí mật kinh doanh đó là được tiếp nhận một cách hợp pháp hay không. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có giải thích cũng như quy định các căn cứ cụ thể.

- Thứ hai, nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm này. Đối với trường hợp Điểm d, f Khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ sẽ có những vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh. Nhiệm vụ của họ là phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo mật những thông tin bí mật đó cho chủ thể đi đăng ký. Tuy nhiên trong hiệp định TRIPS thì các nhà đàm phán lại lo ngại về việc giữ bí mật về dữ liệu thử nghiệm được nộp cho các cơ quan có thẩm quyền. Vì quá

29

trình phê duyệt thường kéo dài, như là đối với dược phẩm nên cơ hội cho việc chiếm đoạt trái phép các dữ liệu đó bởi các đối thủ cạnh tranh là hiển nhiên. Điều lo ngại này đã được thể hiện tại Điều 39 Hiệp định TRIPS cụ thể: “Nếu các thành viên quy định rằng điều kiện để được cấp phép dược phẩm hoặc nông hóa phẩm có chứa các thành phần hóa học mới là phải nộp kết quả thử nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nổ lực lớn, thì phải bảo hộ các dữ liệu đó chống lại việc sử dụng thương mại không lành mạnh. Ngoài ra các thành viên phải bảo hộ các dữ liệu đó chống lại việc tiết lộ trừ trường hợp bảo vệ công chúng hoặc các biện pháp thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo các dữ liệu đó được bảo vệ trước việc sử dụng trong thương mại không lành mạnh”. Bất cứ hành vi nào làm bộc lộ bí mật kinh doanh trong hồ sơ đó thì dù cố ý hay vô ý vẫn bị xem là xâm phạm đối với bí mật kinh doanh.

Trường hợp này doanh nghiệp tiếp cận, thu thập bất luận trái phép hay được phép bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác thông qua các hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanh, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, luận chứng kinh tế kỹ thuật,... và sau đó sử dụng những thông tin này đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm12. Hoặc trường hợp dùng các biện pháp chống lại biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước về bí mật kinh doanh và sử dụng những thông tin bí mật này phục vụ mục đích và hoạt động kinh doanh của mình.

Có thể thấy rằng, quy định cấm các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh trong Luật Cạnh tranh góp thêm khả năng điều tiết quan hệ và bảo vệ thành quả chính đáng của các nhà kinh doanh13.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực trạng xâm phạm bí mật kinh doanh trong pháp luật cạnh tranh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)