Nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

5. Bố cục đề tài

1.4.2Nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự

“Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.”. 30

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Trong trường hợp bị can được tại ngoại, khi cần triệu tập bị can để tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các hoạt động tố tụng khác, cơ quan điều tra tiến hành tố tụng phải triệu tập bị can bằng giấy triệu tập theo đúng thủ tục luật định, trong đó phải ghi rõ thời gian địa điểm bị can phải có mặt. Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.

Việc triệu tập bị can phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 129 BLTTHS 2003. Giấy triệu tập bị can phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can, thời gian, địa điểm bị can phải có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Giấy triệu tập bị can này sẽ được gửi cho chính quyền xã, phường thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập phải có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Và bị can khi nhận được giấy triệu tập phải ký nhận và có ghi rõ ngày giờ nhận được. Người chuyển giấy triệu tập cho bị can còn có nghĩa vụ chuyển phần giấy triệu tập cho bị can còn có nghĩa vụ chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can.

Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy cho một người đã thành niên trong gia đình bị can để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Trong trường hợp bị can vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. Việc áp giải bị can cũng phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 130 BLTTHS năm 2003. Trong trường hợp bị can bị truy nã. Còn trong trường hợp bị can bị tạm giam thì việc triệu tập bị can của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ được thông qua Ban giám thị trại tạm giam. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án có thể triệu tập bị can để giải quyết vấn đề dân sự hoặc cam đoan trước khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm bị can sẽ có mặt khi được triệu tập giúp cho quá trình xét xử thuận lợi. Trong trường hợp Tòa án cần triệu tập bị can mà bị can lợi dụng sơ hở pháp luật, không có mặt theo giấy triệu tập sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án của Tòa án.

1.4.3. Ý nghĩa quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quyền con người, đảm bảo quyền công dân cho bị can. Thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong pháp luật của nước ta. Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự là cơ sở cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật; đảm bảo hoạt động tố tụng nhanh chóng, khách quan, đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự có ý nghĩa trong việc tránh sự xâm hại từ phía các Cơ quan tố tụng, góp phần định hướng và chỉ đạo cho những người thực thi pháp luật, tránh những sai sót, vi phạm quyền con người, đảm bảo khách quan, thận trọng trong việc nhận thức vụ án hình sự một cách khoa học, không làm oan người vô tội, không làm bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra việc quy định quyền của bị can cũng đảm bảo được quyền bình đẳng giữa mọi công dân Việt Nam, tạo cho cuộc sống của công dân được sự bảo vệ và công bằng trong cuộc sống, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

CHƯƠNG 2

QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Nội dung quyền của bị can trong tố tụng hình sự

2.1.1. Được biết mình bị khởi tố về tội gì

Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì là bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố. Chỉ khi họ biết tội danh mà mình đang bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội, thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ phủ nhận việc buộc tội đó. Đây là quyền đầu tiên quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các quyền khác của bị can. Bị can cần phải biết mình bị khởi tố về tội gì để từ đó có thể chủ động tiến hành việc tự bào chữa hay nhờ người khác hoặc luật sư bào chữa cho mình.

Khi nhà nước trao cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền việc khởi tố, quyền lực để tiến hành các hoạt động tố tụng với bị can, thì bị can cần phải được biết mình bị khởi tố về tội gì một cách công khai, rõ ràng và minh bạch để họ có thể thực hiện quyền lợi của mình để có thể đưa ra chứng cứ bảo vệ bản thân mình. Quyền này của bị can chưa thật sự được đảm bảo vì Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn chưa giải thích cụ thể cho bị can biết về quyền và nghĩa vụ của bị can cũng như việc nhận thức và hiểu biết về pháp luật của bị can chưa cao đặc biệt là những bị can ở vùng xã nghèo hay người dân tộc thiểu số chưa được giáo dục và tuyên truyền rộng rãi về kiến thức pháp luật hoặc là khó khăn về tài chính để nhờ người bào chữa.

Điều này khiến cho bị can mặc dù nhận được quyết định khởi tố nhưng vẫn chưa thật sự nắm rõ mình bị khởi tố về tội gì và có thể sẽ bị chịu hình phạt như thế nào. Ngoài ra điều này cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài liệu, chứng cứ của bị can cũng như việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình gây khó khăn hơn cho công tác điều tra, xác định sự thật của vụ án. Việc thực hiện và đảm bảo tốt quyền này cũng góp phần tạo điều kiện cho Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhanh chóng kịp thời điều tra, xác minh sự thật vụ án góp phần giảm bớt những oan, sai trong việc thụ lí và giải quyết các vụ án hình sự.

2.1.2. Được giải thích về quyền và nghĩa vụ

Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ không chỉ đơn thuần được thông báo các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giải thích cho bị can hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của họ, việc đó bị can có thể biết mình đang trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và nghĩa vụ gì để họ có thể bào chữa cho mình. Và theo tình hình xã hội hiện nay còn nhiều người nghèo và vùng khó khăn và đặc biệt là dân tộc thiểu số họ không

có cơ hội được giáo dục nhiều và không hiểu về pháp luật nhiều nên khi họ trở thành bị can thì việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ là rất cần thiết.

“Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.”31 thì Cơ quan điều tra phải đảm bảo việc giao quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can được thực hiện. Bị can có quyền yêu cầu giải thích về các quyền và nghĩa vụ mà mình chưa nắm rõ cũng như hỏi về cách thức thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định cho họ để từ đó khi tham gia tố tụng họ có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách hợp pháp.

Khi bị can biết mình bị khởi tố về tội gì họ luôn muốn biết họ có những quyền và nghĩa vụ gì để họ thực hiện nhằm gỡ tội cho họ vì vậy việc đảm bảo thực hiện quyền này góp phần cho bị can hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của họ cũng như Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, xác định sự thật vụ án một cách thuận tiện hơn.

Ngoài ra khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt hay tạm giữ, tạm giam bị can thì đều phải giải thích cho bị can rõ về quyền và nghĩa vụ của họ. Trong các văn bản áp dụng pháp luật tố tụng hình sự (các lệnh bắt, lệnh tạm giữ, hay tạm giam) đều phải đọc, giải thích rõ cho bị can, trong các quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ tội danh, điều khoản luật được áp dụng đối với bị can. Việc đảm bảo quyền này của bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của bị can, giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình cũng như góp phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh sự thật vụ án.

2.1.3. Trình bày lời khai

Bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến vụ án. Nếu bị can khai báo thành khẩn còn được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để buộc bị can khai báo. Đây là quyền của bị can chứ không phải là nghĩa vụ. Do vậy nhiều khi bị can sử dụng quyền này để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hoặc phạm vào tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lí do để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Nếu họ khai báo một cách thành khẩn thì họ sẽ được

coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.32

Khi bị can trình bày lời khai của mình thì Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng và có trách nhiệm ghi chép và thu thập những thông tin từ lời khai đó để làm chứng cứ cho vụ án. Lời khai của bị can có thể ghi lại dưới dạng văn bản hay hình ảnh, âm thanh sau đó Điều tra viên đọc cho bị can nghe lại rồi ký tên vào biên bản. Có thể nói việc trình bày lời khai chính là việc bị can đang thực hiện quyền bào chữa cho bản thân. Trong trường hợp nào thì Cơ quan điều tra cũng cần phải tôn trọng quyền được trình bày lời khai của bị can, nghiêm cấm hành vi dùng hình thức hỏi cung trái pháp luật như truy bức, bức cung, ép cung bị can hay dùng nhục hình đối với bị can việc nghiêm cấm này cũng được quy định trong Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và trong Hiến pháp năm 2013.33

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải đảm bảo cho bị can thực hiện quyền này của họ. Quyền được trình bày lời khai của bị can có ý nghĩa góp phần cho bị can gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội, ngoài ra quyền này cũng góp phần cho Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dễ dàng trong việc điều tra và xác định sự thật vụ án.

2.1.4. Đưa ra tài liệu và đồ vật yêu cầu

Bị can có quyền đưa ra những tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án, đồng thời có quyền yêu cầu giám định, giám định bổ sung, hoặc giám định lại,….. Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra đánh giá, giám định một cách khách quan. Bị can có quyền đưa ra các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án để chứng minh cho sự vô tội của mình. Những đồ vật này có thể là những vật dụng hay vũ khí hay những tài liệu liên quan chứng minh cho bị can, những đồ vật, tài liệu mà bị can đưa ra sẽ được coi là chứng cứ nếu được người tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên không phải mọi tài liệu hay đồ vật nào mà bị can đưa ra cũng được xem là chứng cứ trong vụ án. Khi Cơ quan điều tra nhận được các tài liệu, đồ vật đó thì họ phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các tài liệu đồ vật đó có phải là chứng cứ vụ án hay không, và chỉ khi các tài liệu, đồ vật đó đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì chúng mới trở thành chứng cứ trong vụ án.

Quyền này của bị can góp phần cho bị can đưa ra lý lẽ được thuyết phục hơn để gỡ tội cho mình vì có những đồ vật và tài liệu làm cho việc gỡ tội của bị can cũng được thuận lợi. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng được thuận

32 “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

lợi hơn trong việc điều tra tìm chứng cứ để tìm ra sự thật vụ án một cách khách quan hơn.

2.1.5. Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa hay nhờ luật sư bào chữa. Trong Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định tại Điều 132 và hiện nay Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.34 Đây là một nguyên tắc quan trọng trong Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Và nguyên tắc này cũng được nhắc đến trong BLTTHS 2003 ở Điều 11 nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cho thấy quyền bào chữa là quyền quan trọng trong tố tụng hình sự. Bị can có quyền dùng những lý lẽ để bào chữa và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong quá trình tham gia tố tụng.

Quyền bào chữa không phải là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của bị can mà quyền bào chữa chính là sự tổng hòa các quyền của bị can trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì khi tham gia vào quá trình tố tụng ngoài việc bị can đưa ra lý lẽ, chứng cứ để gỡ tội cho mình thì bị can còn thực hiện quyền bào chữa của mình thông qua việc thực hiện các quyền như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu…Việc quy định quyền bào chữa của bị can nhằm mục đích giúp bị can gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội hơn so với tội mà bị can bị Cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, tự bảo vệ bản thân mình trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)