5. Bố cục đề tài
2.4.3 Giải pháp hoàn thiện
- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện quyền của bị can ở khoản 2 Điều 49, cũng như hướng dẫn việc giải thích cho bị can biết về việc buộc tội, để bị can hiểu rõ tội mà mình thực hiện, như vậy bị can có thể dễ dàng tìm tài liệu, chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho bản thân bị can, bảo vệ họ trước cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như giúp cho việc xác định sự thật vụ án được thuận lợi và khách quan hơn, không làm oan người vô tội, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, hiệu quả. Hoàn thiện các quy định về quyền của bị can. Bổ sung một số quyền quan trọng của bị can như quyền im lặng và không coi sự im lặng như là thái độ thiếu thiện chí của bị can.
- Tạo điều kiện và mở rộng phạm vi người bào chữa viên nhân dân để có thể thu hút được một số lượng lớn những người có trình độ chuyên môn làm người bào chữa tham gia tố tụng hình sự. Khuyến khích việc đào tạo thêm luật sư để bào chữa cho bị can. Đơn giản hóa việc cấp giấy chứng nhận bào chữa của người bào chữa, tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia bào chữa cho bị can đúng lúc, kịp thời đảm bảo quyền của bị can. Quy định cụ thể những giấy tờ mà người bào chữa cung cấp để đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa.
Cơ quan điều tra tạo điều kiện cho người bào chữa tìm tài liệu, chứng cứ, vật chứng để chứng minh và bào chữa cho bị can cũng như cơ quan điều tra phải tôn trọng những tài liệu, chứng cứ, vật chứng của người bào chữa đưa ra. Ngoài ra cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải tạo điều kiện cho bị can tự bào chữa cho họ. Do luật không quy định cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu chế tài thế nào nếu không tạo điều kiện cho luật sư hành nghề nên nhiều quyền của người bào chữa không được thực hiện và hầu như bị vi phạm. Do vậy cần quy định các chế tài đối với các hành vi cản trở của cơ quan tiến hành tố tụng đối với sự tham gia của luật sư. Chú trọng hơn việc người bào chữa có mặt trong khi cơ quan điều tra hỏi cung bị can.
- BLTTHS cần quy định việc tạo điều kiện để bị can thực quyền lợi của bị can. Chứng cứ, tài liệu mà người bào chữa, bị can cung cấp cũng cần phải được tôn trọng và xem xét kĩ càng. Quy định chế tài đối với những trường hợp ngăn cấm bị can mời
người bào chữa bằng việc lợi dụng nhận thức pháp luật của bị can còn yếu mà đe dọa họ “có mời luật sư cũng như không, khiến cho bị can phải ký vào biên bản không mời người bào chữa”.
- Cần nâng cao trình độ chuyên môn của những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ các điều tra viên, kiểm sát viên, thư ký, thẩm phán. Bởi lẽ trình độ chuyên môn nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận dụng, áp dụng pháp luật một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi của bị can. Không chỉ có việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần chú trọng đến việc nâng cao ý thức pháp luật, lương tâm nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng. Bởi lẽ sự sa sút về lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận những người tiến hành tố tụng đã làm cho quyền lợi của bị can bị ảnh hưởng, gây dư luận xấu trong nhân dân.
Ngoài ra cũng nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ quyền lợi của bị can phụ thuộc rất nhiều vào sự công minh, đúng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên cũng quan tâm đến chế độ chính sách dành cho những người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo họ yên tâm công tác, tránh tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. Xây dựng đề án về cải tiến chế độ tiền lương, kịp thời nghiên cứu, sửa đổi chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp và ban hành các chính sách ưu đãi khác phù hợp với đặc thù công tác, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người tiến hành tố tụng, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào đội ngũ những người tiến hành tố tụng.
- Để bị can, thực hiện tốt được các quyền của mình thì việc nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật cho bị can. Nhà nước và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, để họ tham gia vào quá trình tố tụng, có thể tự bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp. Phải động viên tích cực quần chúng nhân dân tham gia vào nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, có các hình thức như làm người bào chữa trong tố tụng hình sự, kiểm tra giám sát các hành vi của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng hình sự, kiểm tra giám sát các hành vi của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền như quyền bào chữa cho bị can. “Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp” như trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 đã đề ra.
Những người tham gia tố tụng và đặc biệt là bị can là những người có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tố tụng hình sự. Nhưng nhiều khi do không hiểu biết về pháp luật mà chính bản thân họ đã không thực hiện các quyền của mình và tự mình đánh mất những quyền và lợi ích hợp pháp mà mình được hưởng.
Không chỉ nâng cao nhận thức của bị can mà nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân là vô cùng cần thiết. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa những quy định của pháp luật vào thực hiện trên thực tế.
Do vậy cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo giục pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân thông qua các trung tâm tư vấn pháp luật. Sự hỗ trợ về các dịch vụ pháp lý miễn phí cho bị can có hoàn cảnh khó khăn là rất thiết thực. Đặc biệt chú trọng, quan tâm và tuyên truyền cho những người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn. Tăng cường công tác giáo dục và phổ biến pháp luật. Đưa pháp luật vào giáo dục sớm hơn trong nhà trường từ cấp tiểu học, giáo dục pháp luật thường xuyên trên những phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường hơn nữa số lượng các phiên tòa xét xử lưu động, tích cực xây dựng các tủ sách pháp luật phổ thông….
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào những công tác chuyên môn và hoạt động quản lý của cơ quan tiến hành tố tụng. Tăng cường kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho những người tiến hành tố tụng. Trụ sở làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng như nơi xét xử, giam giữ cũng cần được đảm bảo để tránh những trường hợp vì lý do khách quan như thiếu trụ sở mà ảnh hưởng tới quyền của bị can.
Việc đảm bảo nơi làm việc cũng tạo cho những người tiến hành tố tụng bớt gánh nặng, yên tâm hơn trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cho người tham gia tố tụng đặc biệt là bị can. Cơ sở tạm giam, tạm giữ bị can cũng cần được nâng cấp và phòng hỏi cung bị can cần được trang bị thiết bị ghi âm và camera để cơ quan quản lý người bị tạm giam – bị can giám sát việc hỏi cung của các điều tra viên tránh hiện tượng bức cung, ép cung, nhục hình. Những thiết bị phục vụ cho việc giám định, điều tra vụ án cũng cần phải nâng cao, chất lượng để xác định sự thật được chính xác, khách quan.
KẾT LUẬN
Việc đảm bảo thực hiện quyền của bị can trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết đúng vụ án hình sự, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, thể hiện tính dân chủ, khách quan, sự nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra còn thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong pháp luật nước ta và trong thực tiễn áp dụng còn nhiều hạn chế nhất định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa cao và họ chưa tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về quyền của bị can, vi phạm quy định quyền của bị can trong quá trình tố tụng hình sự Việt Nam. Bị can thiếu hiểu biết pháp luật và họ đang ở thế bất lợi hơn nên quyền của bị can rất dễ bị xâm hại.
Cơ sở hạ tầng và phương tiện phục vụ cho việc điều tra, giám định chưa hiện đại và xuống cấp nên việc xác định sự thật vụ án hình sự cũng khó khăn. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về quyền của bị can còn nhiều bất cập, hạn chế. Những điều này dẫn đến việc tình trạng oan sai vẫn còn và việc vi phạm quyền của bị can trong pháp luật tố tụng hình sự nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền công dân của bị can.
Do đó việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của bị can là hết sức cần thiết và quan trọng. Ở một chừng mực nhất định, luận văn đã đưa ra những giải pháp giải quyết những hạn chế xung quanh chế định “Quyền của bị can trong
tố tụng hình sự Việt Nam” góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
liên quan đến quyền của bị can hiện nay. Đảm bảo quyền của bị can được thực hiện tốt hơn để bị can bảo vệ bản thân trong khi tham gia tố tụng và cũng nhằm đảm bảo quyền công dân cho bị can.
GVHD: Th.s Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Huỳnh Mai DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản trong nước
1. Hiến pháp năm 1946
2. Hiến pháp năm 1959
3. Hiến pháp năm 1980
4. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
5. Hiến pháp năm 2013
6. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
8. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
9. Luật tổ chức Viện Kiểm Sát 2002
10. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009
11. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP Nghị định của chính phủ quy định về xử lý kỷ
luật đối với công chức
12. Nghị quyết 48/ NQ – TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020
13. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020
14. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy
định trong phần thứ nhất “ những quy định chung” của bộ luật tố tụng hình sự
15. Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
16. Thông tư 70/TT-BCA ngày 10/10/2011 về đảm bảo quyền bào chữa trong giai
GVHD: Th.s Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Huỳnh Mai
Văn bản quốc tế
1. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948
2. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp năm 2000
3. Bộ luật tố tụng hình sự Liêng Bang Nga năm 2001
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về
Quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41 năm 2009
2. Giáo trình Luật Quốc tế Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội năm 2007
3. Nguyễn Ngọc Chí – Bảovệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự -
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế - luật 23, năm 2007
4. Ths. Mạc Giáng Châu, CN. Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010
5. Vũ Đức Khiển và Phạm Xuân Chiến (1989), Họ vẫn chưa bị coi là có tội –
Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, tr.20
6. Nguyễn Minh Đức – Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật
nhằm bảo đảm cho người bào chữa thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát, số 18 và 20 (Tháng 9 và 10) tr.45 năm 2008
7. Phạm Hồng Hải – Thực trạng hoạt động của Luật sư – người bào chữa qua một
năm thi hành BLTTHS, Tạp chí Kiểm sát, số 24 (Tháng 12), tr.43 năm 2005
8. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật PGSTS Luật học, Trưởng phòng nghiên cứu Tư
pháp hình sự, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hoàn thiện mối quan hệ
phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự, tr.14 năm 2003
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Minh Thảo: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013 về việc thể
GVHD: Th.s Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Huỳnh Mai
của Hiến pháp mới, đăng tại:
http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/default.aspx?Source=%2Ftin tuc&Category=B%C3%A1o+c%C3%A1o%2C+nghi%C3%AAn+c%E1%BB %A9u+hi%E1%BA%BFn+ph%C3%A1p&ItemID=2867&Mode=1 [truy cập ngày 11-07-2014]
2. Nguyễn Văn Vinh: Bàn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét
xử, đăng tại:
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/CaiCachTuPhap/View_detail.aspx? ItemID=376, [truy cập ngày 11-07-2014]
3. Nguyễn Đức: Bốn thanh niên bị kết án oan, đăng tại:
http://www.baomoi.com/Bon-thanh-nien-bi-ket-an-oan/104/14167849.epi [truy cập ngày 05-08- 2014]
4. Nguyễn Sơn Hà: Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo hướng
bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, đăng tại:
http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/739/Hoan-thien- mo-hinh-to-tung-hinh-su-Viet-Nam-theo-huong-bao-dam-quyen-cua-bi-can-- bi-cao [truy cập ngày 05-08-2014]
5. Trần Hoàng Kiếm: Bình Phước Kết quả công tác nội chính tháng 7 năm 2014,
đăng tại: http://noichinh.vn/cong-tac-noi-chinh/201408/binh-phuoc-ket-qua- cong-tac-noi-chinh-thang-7-nam-2014-295315/ [truy cập ngày 05-08-2014]