Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 43)

5. Bố cục đề tài

2.3.3Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là trách nhiệm pháp lý được xác định với mọi chủ thể. Vì vậy trong hoạt động tố tụng khi các cơ quan có thẩm quyền mà gây thiệt hại cho bị can cũng phải bồi thường thiệt hại cho bị can. Các cơ quan quy định trong LTNBTCNN năm 200952 có trách nhiệm bồi thường khi bị can bị oan – tức là không thực hiện hành vi phạm tội mà bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đặt vấn đề lỗi của người thi hành công vụ, tức là, các cơ quan đó có trách nhiệm bồi thường nếu bị can được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này.

49 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP Nghị định quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. 50 Chương XXII BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

51 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự là khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định ở Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với bị can; có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường; có thiệt hại thực tế đối với bị can do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra ở LTNBTCNN năm 2009. Việc Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự cũng nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho bị can khi họ bị oan và bị thiệt hại về vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 43)