Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)

5. Bố cục đề tài

1.3.5 Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.24 Đây là nguyên tắc Hiến định được quy định ở Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 200125 và bây giờ thì được quy định tại Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”26 xác định việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong những biểu hiện của dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa, một cách thức để bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành một cách khách quan, công bằng và nhân đạo.

Quyền bào chữa là tổng hợp các hành vi tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật nhằm đưa ra chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự tình nghi của cơ quan tiến hành tố tụng về việc nghi ngờ thực hiện một hành vi phạm tội. Quyền bào chữa là nguyên tắc cơ bản quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự.

Theo BLTTHS 2003, quyền bào chữa được thực hiện từ khi có quyết định khởi tố bị can,27 hoặc từ khi một người có quyết định tạm giữ.28 Nói cách khác BLTTHS 2003 đã bổ sung trường hợp người bị tạm giữ cũng có quyền bào chữa nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần khắc phục các trường

24 Điều 11 BLTTHS 2003.

25 Điều 132 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001. 26 Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013.

27 khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003. 28 khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003.

hợp oan, sai. Theo đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Tuy rằng, việc nhờ người khác bào chữa là quyền của bị can, bị cáo nhưng trong một số trường hợp mặc dù bị can, bị cáo không nhờ người khác bào chữa thì Tòa án vẫn phải chỉ định người bào chữa cho họ theo quy định của pháp luật. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bao gồm cả “quyền tự bào chữa” và “quyền nhờ người khác bào chữa”.

Như vậy là ngoài việc tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như đã nêu ở trên thì pháp luật quy định họ có thể nhờ người khác bào chữa. Để đảm bảo quyền con người khi tham gia tố tụng, Căn cứ vào quy định của pháp luật “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can”.29 Việc quy định cho người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can vì, trong giai đoạn điều tra thường xảy ra những vi phạm tới quyền cơ bản của công dân nói chung cũng như quyền con người của người bị bắt, giam giữ nói riêng như: bắt giam trái phép, dùng nhục hình, bức cung….. Nhiều vụ án xét xử sai cũng bắt nguồn từ những sai phạm tố tụng trong giai đoạn điều tra nhất là trong giai đoạn điều tra bắt đầu sau khi bắt giữ bị can. Chính vì những lý do đó mà việc bào chữa tham gia từ khi khởi tố bị can sẽ góp phần hạn chế hay khắc phục những sai sót trong điều tra vụ án đặc biệt là phòng ngừa những việc làm sai pháp luật từ phía cơ quan có điều kiện thuận lợi thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết để làm tốt nhiệm vụ bào chữa cho người bị buộc tội nhằm đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Việc quy định cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có được quyền bào chữa, và Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho họ thực hiện quyền bào chữa của mình theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này góp phần vào việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, góp phần khắc phục các trường hợp oan, sai. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người. Quyền bào chữa là một quyền năng tố tụng có nội dung đối trọng với quyền công tố, gắn liền với việc chứng minh tội phạm và người phạm tội. Vì vậy quyền bào chữa là quyền chỉ có trong việc giải quyết vụ án hình sự.

1.4. Quyền và nghĩa vụ của bị can, ý nghĩa quyền của bị can trong tố tụng hình sự

1.4.1. Quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Quyền của bị can được quy định trong khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003:

- Bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì tức là bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố. Chỉ khi họ biết tội danh mà mình đang bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội, thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ phủ nhận việc buộc tội đó.

- Bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ là không chỉ đơn thuần được thông báo các quyền và nghĩa vụ, bị can còn được giải thích thêm để có thể hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó.

- Bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến vụ án. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi khai báo gian dối. Mặt khác khai báo thành khẩn còn được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để buộc bị can khai báo.

- Bị can có quyền đưa ra những tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án, đồng thời có quyền yêu cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại,….Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra đánh giá, giám định một cách khách quan. Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS 2003.

- Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can. Các Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét giải quyết đề nghị này, nếu đề nghị này là có căn cứ.

- Bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền bào chữa không chỉ là một quyền độc lập, tách rời các quyền khác của bị can mà có thể hiểu là tổng hòa các quyền của bị can. Ngoài việc đưa ra những lý lẽ biện hộ cho mình, bị can có thể thực hiện quyền bào chữa thông qua các quyền khác. Việc quy định quyền bào chữa của bị can nhằm mục đích nhấn mạnh quyền được chống lại việc buộc tội, quyền tự bảo vệ của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng.

- Bị can có quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS 2003. Các quyết định này nhằm tạo điều kiện cho bị can thực hiện tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình.

- Bị can có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quyền này giúp bị can bảo vệ mình tốt hơn, bắt buộc cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trong khi tiến hành tố tụng.

1.4.2. Nghĩa vụ của bị can trong tố tụng hình sự

“Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.”. 30

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Trong trường hợp bị can được tại ngoại, khi cần triệu tập bị can để tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các hoạt động tố tụng khác, cơ quan điều tra tiến hành tố tụng phải triệu tập bị can bằng giấy triệu tập theo đúng thủ tục luật định, trong đó phải ghi rõ thời gian địa điểm bị can phải có mặt. Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.

Việc triệu tập bị can phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 129 BLTTHS 2003. Giấy triệu tập bị can phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can, thời gian, địa điểm bị can phải có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Giấy triệu tập bị can này sẽ được gửi cho chính quyền xã, phường thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập phải có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Và bị can khi nhận được giấy triệu tập phải ký nhận và có ghi rõ ngày giờ nhận được. Người chuyển giấy triệu tập cho bị can còn có nghĩa vụ chuyển phần giấy triệu tập cho bị can còn có nghĩa vụ chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can.

Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy cho một người đã thành niên trong gia đình bị can để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Trong trường hợp bị can vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. Việc áp giải bị can cũng phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 130 BLTTHS năm 2003. Trong trường hợp bị can bị truy nã. Còn trong trường hợp bị can bị tạm giam thì việc triệu tập bị can của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ được thông qua Ban giám thị trại tạm giam. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án có thể triệu tập bị can để giải quyết vấn đề dân sự hoặc cam đoan trước khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm bị can sẽ có mặt khi được triệu tập giúp cho quá trình xét xử thuận lợi. Trong trường hợp Tòa án cần triệu tập bị can mà bị can lợi dụng sơ hở pháp luật, không có mặt theo giấy triệu tập sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án của Tòa án.

1.4.3. Ý nghĩa quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quyền con người, đảm bảo quyền công dân cho bị can. Thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong pháp luật của nước ta. Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự là cơ sở cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật; đảm bảo hoạt động tố tụng nhanh chóng, khách quan, đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Việc quy định quyền của bị can trong tố tụng hình sự có ý nghĩa trong việc tránh sự xâm hại từ phía các Cơ quan tố tụng, góp phần định hướng và chỉ đạo cho những người thực thi pháp luật, tránh những sai sót, vi phạm quyền con người, đảm bảo khách quan, thận trọng trong việc nhận thức vụ án hình sự một cách khoa học, không làm oan người vô tội, không làm bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra việc quy định quyền của bị can cũng đảm bảo được quyền bình đẳng giữa mọi công dân Việt Nam, tạo cho cuộc sống của công dân được sự bảo vệ và công bằng trong cuộc sống, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

CHƯƠNG 2

QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Nội dung quyền của bị can trong tố tụng hình sự

2.1.1. Được biết mình bị khởi tố về tội gì

Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì là bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố. Chỉ khi họ biết tội danh mà mình đang bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội, thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ phủ nhận việc buộc tội đó. Đây là quyền đầu tiên quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các quyền khác của bị can. Bị can cần phải biết mình bị khởi tố về tội gì để từ đó có thể chủ động tiến hành việc tự bào chữa hay nhờ người khác hoặc luật sư bào chữa cho mình.

Khi nhà nước trao cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền việc khởi tố, quyền lực để tiến hành các hoạt động tố tụng với bị can, thì bị can cần phải được biết mình bị khởi tố về tội gì một cách công khai, rõ ràng và minh bạch để họ có thể thực hiện quyền lợi của mình để có thể đưa ra chứng cứ bảo vệ bản thân mình. Quyền này của bị can chưa thật sự được đảm bảo vì Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn chưa giải thích cụ thể cho bị can biết về quyền và nghĩa vụ của bị can cũng như việc nhận thức và hiểu biết về pháp luật của bị can chưa cao đặc biệt là những bị can ở vùng xã nghèo hay người dân tộc thiểu số chưa được giáo dục và tuyên truyền rộng rãi về kiến thức pháp luật hoặc là khó khăn về tài chính để nhờ người bào chữa.

Điều này khiến cho bị can mặc dù nhận được quyết định khởi tố nhưng vẫn chưa thật sự nắm rõ mình bị khởi tố về tội gì và có thể sẽ bị chịu hình phạt như thế nào. Ngoài ra điều này cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài liệu, chứng cứ của bị can cũng như việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình gây khó khăn hơn cho công tác điều tra, xác định sự thật của vụ án. Việc thực hiện và đảm bảo tốt quyền này cũng góp phần tạo điều kiện cho Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhanh chóng kịp thời điều tra, xác minh sự thật vụ án góp phần giảm bớt những oan, sai trong việc thụ lí và giải quyết các vụ án hình sự.

2.1.2. Được giải thích về quyền và nghĩa vụ

Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ không chỉ đơn thuần được thông báo các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giải thích cho bị can hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của họ, việc đó bị can có thể biết mình đang trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và nghĩa vụ gì để họ có thể bào chữa cho mình. Và theo tình hình xã hội hiện nay còn nhiều người nghèo và vùng khó khăn và đặc biệt là dân tộc thiểu số họ không

có cơ hội được giáo dục nhiều và không hiểu về pháp luật nhiều nên khi họ trở thành bị can thì việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ là rất cần thiết.

“Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)