5. Bố cục đề tài
2.2.3 Viện kiểm sát nhân dân
VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.43 VKS thực hiện hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, cải tạo, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS nhân dân luôn hướng tới mục tiêu bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân và của các chủ thể trong xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất, không bị vi phạm.
Tiến hành kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự nhằm bảo đảm cho việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về vụ án hình sự, xét xử vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật cũng là một điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố của VKS tại phiên tòa hình sự. Nếu như VKS không thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thì các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp liệu có được phát hiện kịp thời, đầy đủ và xử lý nghiêm minh không và ai sẽ là người phát hiện, xử lý những vi phạm đó khi mà người công dân chưa hoàn toàn tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Khi thực hành quyền công tố thì VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.44
Thông qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, VKS bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Bảo đảm bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật, đồng thời, bảo đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị can được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, qua hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, VKS đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam đúng luật định, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của VKS là một trong những phương thức để VKS bảo vệ quyền con người, quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Hiến pháp 2013.45 Trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, VKS bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động truy tố, buộc tội người phạm tội. Qua việc phân tích trên có thể thấy vai trò và trách nhiệm của VKS rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền của bị can trong tố tụng hình sự.
44 Điều 13 và Điều 17 Luật Tổ Chức Viện Kiểm Sát 2002.