Thực tiễn áp dụng ở một số quốc gia khác trên thế giới

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

2.4.1.2 Thực tiễn áp dụng ở một số quốc gia khác trên thế giới

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là bản tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Palais de Chaillot ở Pari, Pháp. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Và những quyền đó cho thấy việc một người bị nghi đã thực hiện những hành vi vi phạm Hiến pháp hay pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế (bị can) họ vẫn được coi là vô tội cho đến khi chứng minh là phạm tội theo pháp luật.

Tuy nhiên những người bị nghi là thực hiện hành vi phạm tội thì họ bị hạn chế một số quyền công dân và đang ở vào tình trạng bất lợi cho họ. Vì vậy những quyền mà những người đang trong tình trạng nghi thực hiện tội phạm trong đó có bị can vẫn phải được đảm bảo và tôn trọng. Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đoán vô tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ. Việc vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội bị cấm, và phải bị bồi thường, trừng phạt trong các trường hợp luật định. Người này có quyền được thông báo về cáo buộc chống lại họ và được bào chữa về mặt pháp lý. Các biện pháp cưỡng chế mà người này phải chịu được tiến hành bởi hoặc dưới sự kiểm soát hiệu quả của cơ quan tư pháp. Chúng phải được giới hạn một cách nghiêm ngặt trong sự cần thiết của tiến trình, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm bị cáo buộc và không xâm phạm phẩm giá của con người. Việc buộc tội đối

với người này phải được đưa ra trước phán quyết cuối cùng trong thời gian hợp lý....54 BLTTHS Cộng hòa Pháp quy định.

BLTTHS Liêng Bang Nga cũng đã quy định bị can được bảo đảm quyền bào chữa55 và bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật; bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình; mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.56 Pháp luật tố tụng hình sự Liêng Bang Nga đã quy định về những nhiệm vụ, nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền con người quyền công dân cho người đang bị nghi là thực hiện tội phạm ở Mục 2 Chương I Những quy định cơ bản.

Việc phạm tội thực tế có thể là hiển nhiên hay được phát hiện một cách hợp pháp, nhưng việc phạm tội về mặt pháp lý lại được xác định thông qua quá trình như đã mô tả. Trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng rất chú trọng đến quyền con người và quyền công dân của những người đang ở vào tình trạng bất lợi như người bị nghi là thực hiện tội phạm trong đó có bị can.

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)