Quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

1.4.1 Quyền của bị can trong tố tụng hình sự

Quyền của bị can được quy định trong khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003:

- Bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì tức là bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố. Chỉ khi họ biết tội danh mà mình đang bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội, thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ phủ nhận việc buộc tội đó.

- Bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ là không chỉ đơn thuần được thông báo các quyền và nghĩa vụ, bị can còn được giải thích thêm để có thể hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó.

- Bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan đến vụ án. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi khai báo gian dối. Mặt khác khai báo thành khẩn còn được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để buộc bị can khai báo.

- Bị can có quyền đưa ra những tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án, đồng thời có quyền yêu cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại,….Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra đánh giá, giám định một cách khách quan. Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS 2003.

- Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can. Các Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét giải quyết đề nghị này, nếu đề nghị này là có căn cứ.

- Bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền bào chữa không chỉ là một quyền độc lập, tách rời các quyền khác của bị can mà có thể hiểu là tổng hòa các quyền của bị can. Ngoài việc đưa ra những lý lẽ biện hộ cho mình, bị can có thể thực hiện quyền bào chữa thông qua các quyền khác. Việc quy định quyền bào chữa của bị can nhằm mục đích nhấn mạnh quyền được chống lại việc buộc tội, quyền tự bảo vệ của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng.

- Bị can có quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS 2003. Các quyết định này nhằm tạo điều kiện cho bị can thực hiện tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình.

- Bị can có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quyền này giúp bị can bảo vệ mình tốt hơn, bắt buộc cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trong khi tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu quyền của bị can trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)