"Tôi" nhập vai anh giáo nghèo

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong truyện ngắn thời kì đầu của lỗ tấn (Trang 37 - 38)

II. sự nhập vai của "tôi" (nhân vật hoá trần thuật)

3."Tôi" nhập vai anh giáo nghèo

Trong vai một ông giáo nghèo, phải đi hết nơi này qua nới khác tìm chỗ dạy học, nhân vật "tôi" có dịp đợc gặp những ngời bạn trớc đây vốn cùng chung chí hớng, cùng đứng trong một hàng ngũ đấu tranh, để phản ánh tâm trạng, số phận của những ngời trí thức khi cuộc cách mạng đã thất bại. Với tính chất là ngời trong cuộc, cùng một "bọn" với nhau, là trí thức nói về trí thức, nên những điều mà tôi kể về những ngời trí thức sau cách mạng cho thấy sự không tin tởng, thất vọng, của họ. Thất vọng ở hai lẽ: về chính bản thân họ và về những ngời xung quanh, về thời cuộc, về xã hội.

Đối với bản thân thì họ đã không còn dám tiếp tục nghĩ về một cuộc cách mạng nào nữa, không dám mơ ớc tới bất kỳ một sự thay đổi nào, và họ cũng chẳng còn dám thực hiện những điều mà có một thời họ xem là lí tởng sống của mình. Đọc đoạn đối thoại dới đây giữa "tôi" và nhân vật Vĩ Phủ (trong truyện ngắn Trong quán rợu), chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

"...Và cứ "Tử viết Thi vân" mà gõ đầu trẻ. Tôi lấy làm ngạc nhiên, hỏi: - Thế nào? Anh dạy tử "Tử viết Thi vân" à?

- Tất nhiên. Anh tởng tôi dạy ABCD sao? Lúc đầu, tôi có hai đứa học trò, một đứa học Kinh thi, một đứa học Mạnh tử...Đến môn toán mà cũng không dạy; không phải là tôi không muốn dạy, mà bố mẹ chúng nó không muốn tôi dạy".

Nh vậy, ở truyện này, sau việc Vĩ Phủ quay trở lại dạy những môn học mà trớc đây họ đã đốt hết sách, không dạy những môn học mới, những kiến thức mới cần thiết để có thể giúp ích cho sự phục hng, kiến thiết lại đất nớc, đa

đất nớc thoát ra khỏi cảnh nô lệ. Nó cho thấy sự thất vọng, mất niềm tin của giới trí thức vào sự nghiệp cách mạng, họ đã đầu hàng hoàn cảnh, chấp nhận cái nền tảng trí thức lỗi thời tức là chấp nhận hy sinh lý tởng, từ bỏ ớc mơ và làm tôi tớ cho bọn phong kiến, đế quốc.

Trờng hợp của Nguỵ Liên Thù trong truyện Con ngời cô độc, cũng tơng tự nh vậy. Nhng nỗi đau của ngời trí thức ở truyện này sâu sắc hơn, lòng tin thì đã hoàn toàn đánh mất. Nguỵ Liên Thù trở nên căm ghét và nghi ngờ tất cả mọi ngời, duy nhất y chỉ tin có những ngời trẻ tuổi, những em bé.Thù tin ở chúng bởi vì Thù nghĩ lớp trẻ chắc chắn sẽ tiến bộ hơn những ngời già. ở đây chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của t tởng Tiến hoá luận. Và bởi vậy, khác với Vĩ Phủ, Nguỵ Liên Thù đã không thể tồn tại đợc trong cái xã hội mà y không còn trông chờ hay hy vọng về một cái gì nữa, khi Thù nhận thấy ngay cả những đứa trẻ con cũng không phải hoàn toàn đáng tin cậy. Thù tự đày đoạ bản thân y cho tới chết mới thôi.

Sự thất vọng của Thù lại làm nổi bật sự chuyển biến t tởng của "tôi", bởi vì "tôi" đã nhận ra rằng, thế hệ trẻ không phải cứ sinh ra là tốt đẹp, u việt cả. Muốn chúng trở thành những ngời có ích thì vai trò của giáo dục là rất quan trọng. Không đợc giáo dục, hớng dẫn thì chúng cũng sẽ tiếp tục đi theo những con đờng cũ, sẽ trở thành những nô bộc trong tơng lai mà thôi. Điều này khẳng định, Lỗ Tấn đã bắt đầu tiếp nhận học thuyết Tiến hoá luận một cách đúng đắn, không còn mơ hồ và tin tởng một cách mù quáng, thiếu cơ sở nh trớc đây. Ông đã bớc đầu biết nhìn nhận vấn đề con ngời một cách khoa học hơn, bịên chứng hơn so với lúc ông mới tiếp thu học thuyết này.

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong truyện ngắn thời kì đầu của lỗ tấn (Trang 37 - 38)