"tôi" nhập vai là một kẻ không tử tế

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong truyện ngắn thời kì đầu của lỗ tấn (Trang 36 - 37)

II. sự nhập vai của "tôi" (nhân vật hoá trần thuật)

2."tôi" nhập vai là một kẻ không tử tế

Một mẩu chuyện nhỏ, chúng ta bắt gặp từ đầu một kẻ khinh bạc, sống khá bất cần, coi thờng thế sự. Ngay từ đầu câu chuyện, hắn đã nói rõ điều này: "Tôi bỏ nhà lên Bắc Kinh thấm thoắt đã sáu năm rồi. Trong thời gian đó, những việc gọi là "quốc gia đại sự", mắt thấy tai nghe, kể cũng không phải ít, nhng chẳng để lại một dấu vết nào trong lòng tôi cả... Chỉ làm cho tôi càng thêm khinh ngời."

Không chỉ vậy, khi tình huống va xe giữa anh kéo xe- cho hắn- với một bà lão. Lối xử sự của hắn trong tình huống này, càng làm cho ngời đọc cảm thấy khó chịu với tính cách bất nhân, lãnh đạm, không có tình ngời của hắn:"Bà ta nằm phục dới đất, anh xe cũng vừa dừng lại. Tôi đoán bà ta chẳng bị thơng tích gì, vả cũng không có trông thấy. Tôi trách anh xe đa sự, tự chuốc lấy việc lôi thôi vào mình làm tôi phải đi trễ. Tôi nói:

- Không việc gì đâu mà! kéo đi thôi!"

Nhng về cuối câu chuyện, ngời đọc mới vở lẽ ra là hắn cố tình nhấn mạnh sự bất cần, khinh mạn, coi thờng ngời khác để làm nổi bật sự ăn năn, hối lỗi của hắn về sự việc xảy ra hôm đó. Đồng thời, hắn cũng cho thấy sự tôn trọng, cảm phục trớc hành động cao cả của anh phu xe, ngời đại diện cho lớp ngời lao động, vốn phải chịu biết bao cực khổ, áp bức, bấp công trong xã hội:"

Lúc bấy giờ, tôi vụt có cảm giác rất lạ: cái bóng anh xe, ngời đầy cát bụi kia, bỗng to dần lên,...cái bóng càng to thêm, phải ngớc lên mới nhìn thấy đợc, và dần dần cơ hồ biến thành một ssức nặng đè lên ngời tôi đến nỗi làm cho cái "thằng tôi nhỏ nhen", che giấu dới lần áo da, nh muốn lòi ra ngoài".

Sau sự kiện đó, hắn đã có đợc một bài học về tình ngời, tình yêu thơng đồng loại, và tự thấy mình còn phải học hỏi rất nhiều, không ngừng học hỏi ngay cả những ngời dân lao động nghèo khổ. Và bản thân thì luôn ghi nhớ câu

chuyện đó để luôn nhắc nhở mình phải biết khắc phục những sai lầm, tội lỗi và không bao giờ làm những việc sai trái nh vậy nữa. Tính phản đề ở câu chuyên này khá rõ, nó có tính chất nh là đòn bẩy để "tôi" cho thấy sự chuyển đổi t t- ởng của mình trong nhìn nhận về ngời lao động, và làm nỗi bật những phẩm chất cao quý của những con ngời này.

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong truyện ngắn thời kì đầu của lỗ tấn (Trang 36 - 37)