Tiêu tốn và chi phí thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Super Heavy nhập nội nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình (Trang 90)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4.Tiêu tốn và chi phí thức ăn

L−ợng thức ăn thu nhận hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi vì nó phản ánh tình trạng sức khoẻ vịt, chất l−ợng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi d−ỡng của con ng−ời. L−ợng thức ăn hàng ngày của con vật tiêu thụ phụ thuộc vào con giống, điều kiện ngoại cảnh, ví dụ nh− nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp gia cầm sẽ ăn tốt, nhiệt độ chuồng nuôi cao quá gia cầm ăn ít, tốc độ sinh tr−ởng bị chậm lại, nếu nhiệt độ thấp quá gia cầm thiếu nhiệt đứng chụm vào nhau và ăn ít, một phần năng l−ợng của thức ăn đ−ợc huy động để chống rét nên cũng dẫn đến tốc độ sinh tr−ởng bị chậm lại. Mặt khác chất l−ợng thức ăn cũng có ảnh h−ởng không nhỏ tới đàn vịt, thức ăn hôi, mốc vịt sẽ kém ăn, ng−ợc lại thức ăn mới, thơm, ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của chúng. Ngoài ra nếu chúng ta chăm sóc nuôi d−ỡng tốt, vệ sinh thú y đảm bảo cũng nâng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn của đàn vịt. Khi nói về vấn đề này Farrell (1983) (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) [35] cho rằng cần chú ý đến 3 yếu tố chính là đặc điểm gia cầm, điều kiện môi tr−ờng và tính chất của khẩu phần.

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nụng nghip…… 83

Bảng 4.19.Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối l−ợng cơ thể

Vịt (ABCD) Tuần

tuổi TĂ thu nhận

(g/con/ngày) TTTĂ/kg tăng P (kg) Chi phí TĂ/kgP (đồng) 1 43,14 1,52 8807 2 86,87 1,63 10771 3 135,14 1,78 12500 4 174,93 1,91 13694 5 194,36 2,00 14718 6 205,48 2,09 15529 7 229,94 2,23 16167 8 234,83 2,52 18146

Qua bảng 4.19: chúng tôi thấy rằng l−ợng thức ăn thu nhận của vịt Super Heavy th−ơng phẩm (ABCD) tăng dần qua các tuần tuổi. Cụ thể l−ợng thức ăn thu nhận tuần thứ nhất là 43,14 gam/con/ngày, đến tuần thứ 4 là 174,93 gam/con/ngày và kết thúc thí nghiệm ở tuần thứ 8 là 243,83 g/con/ngày.

Hiệu quả sử dụng thức ăn là mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm Theo Chambers.J.R, (1990) [68]. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, nó quyết định giá thành sản phẩm vì chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm.

Hiệu quả chuyển hoá thức ăn cũng nh− l−ợng thức ăn thu nhận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chambers.J.R và cộng sự, (1984) [67] đ> xác định đ−ợc hệ số t−ơng quan di truyền giữa khối l−ợng cơ thể và tốc độ tăng trọng với khối l−ợng thức ăn tiêu thụ là rất cao, r = 0,5 – 0,9, còn hiệu quả chuyển hoá thức ăn có giá trị âm và biến động từ – 0,2 đến – 0,8.

Fox và Bohrew (1954), Will San.S.P, (1969) (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) [35] xác định hệ số t−ơng quan giữa khả năng tăng khối l−ợng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 – 4 tuần tuổi là r = - 0,5.

Trường ðại hc Nụng nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nụng nghip…… 84

Từ kết quả bảng 4.18: chúng tôi thấy hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt Super Heavy th−ơng phẩm (ABCD) giảm dần qua các tuần tuổi và qua các giai đoạn tuổi, điều này có nghĩa là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng dần theo các tuần tuổi. Cụ thể vịt Super Heavy th−ơng phẩm (ABCD) tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở 1tuần tuổi là 1,52kg; đến 4 tuần tuổi là 1,91kg; và ở 8 tuần tuổi là 2,52kg. Điều này chỉ ra rằng khi vịt càng lớn lên thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém đi và đến thời điểm nhất định nào đó hiệu quả sử dụng thức ăn trở lên rất kém. Cho nên hiệu quả sử dụng thức ăn có ý nghĩa quan trọng để quyết định thời gian giết thịt thích hợp của gia cầm.

Sau khi tính đ−ợc hiệu quả sử dụng thức ăn, cùng với bảng giá thức ăn chúng tôi đ> tính đ−ợc chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng. Cụ thể, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của vịt Super Heavy th−ơng phẩm (ABCD) ở 1 tuần tuổi là 8807 đồng; ở 4 tuần tuổi là 13694 đồng và 8 tuần tuổi là 18146 đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Super Heavy nhập nội nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình (Trang 90)