Giải pháp về tổ chức không gian để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh quy mô lớn theo hướng hàng hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 86)

21 Ngô Xuân – Ngô Thu Đông 284,97 5,19 125 2,28 159,97 2,

3.5.1. Giải pháp về tổ chức không gian để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh quy mô lớn theo hướng hàng hóa

chuyên canh quy mô ln theo hướng hàng hóa

3.5.1.1. Nhóm giải pháp để tích tụ ruộng đất

Tích tụ ruộng đất là một biểu hiện về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, phát triển các loại cây trồng thâm canh cao để sản xuất nông sản hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, diện tích canh tác manh mún là việc khó khăn cho việc sản xuất quy mô hàng hóa. chính vì vậy việc tích tụ ruộng đất đã và đang diễn ra rất phong phú trong thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

* Các hình thức tích tụ ruộng đất: Thực tế những năm qua, nhằm đáp ứng

yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp, ở nước ta đã có nhiều hình thức tích tụ ruộng đất khác nhau, có thể tổng kết lại như sau:

- (1) Nhiều nhà nông đã tích tụ ruộng đất lập trang trại bằng cách thuê đất công – tư, mua, mượn hoặc được giao, được thừa kế, cho… để phát triển kinh tế trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn. Đây là hình thức đầu tiên được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX.

- (2) Dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế nông hộ, có dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp là hình thức phổ biến mà nhiều tỉnh đã và đang làm (như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Bình…). Đây là một yêu cầu của tích tụ ruộng đất để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả trong giai đoạn đầu, sau đó có thể chọn hình thức hợp tác liên kết sản xuất – kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

- (3) Hộ tự nguyện góp đất, vốn mua máy lập tổ hợp tác sản xuất, Nhà nước hỗ trợ vốn để mua máy, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng: liền đồng, cùng trà, tăng hiệu quả cho từng hộ theo mức tích tụ đất và vốn của mỗi hộ. Đây là một hình thức tích tụ hợp lý thỏa mãn được đầy đủ các yêu cầu của tích tụ ruộng đất và sẽ hoàn thiện dần từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ nông đến sâu, từ tổ hợp tác sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết nông – công – thương trong tương lai.

- (4) Ruộng đất đã tích tụ trong các nông, lâm trường của Nhà nước. Hiện những nông, lâm trường quản lý, kinh doanh tốt và những cơ sở giống quốc gia thì được củng cố, phát triển, còn những nông, lâm trường quản lý kém, làm ăn thua lỗ thì đã và đang được cổ phần hóa hoặc thực hiện công tư hợp doanh.

- (5) Trong ngành mía đường, còn có một hình thức tích tụ ruộng đất là: "Liền đồng, cùng trà, khác chủ" trên cơ sở liên kết nông- công – thương, thực hiện sản xuất nguyên vật liệu mía của nông dân, chế biến và tiêu thụ đường của Công ty đã đạt hiệu quả kinh doanh cao.

- (6) Trong ngành cà phê có hình thức hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng đất để trồng cà-phê vào các công ty cổ phần. Hộ nông dân sau khi góp vốn bằng đất sẽ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 là thành viên của Công ty, được hưởng chế độ quy định, được bố trí làm việc theo khả năng của từng người theo nguyên tắc “ai làm nhiều được hưởng nhiều”.

* Giải pháp

Mỗi hình thức tích tụ ruộng đất ứng với một số giải pháp nhất định. Trong điều kiện của vùng nghiên cứu, theo tôi có thể vận dụng hình thức tích tụ số (3) là hợp lý hơn. Để phát triển hình thức này có thể áp dụng các giải pháp chủ yếu sau:

- Cần có các cán bộ có trình độ, có giải pháp trao đổi, thảo luận trực tiếp với nông dân từ ít đến nhiều chủ hộđể họ nhận thức được lợi ích của tích tụ ruộng đất, lập tổ hợp tác sản xuất (gần như một công ty cổ phần nhỏ) theo hướng cơ giới hóa,… và tham gia một cách tự nguyện.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ:

+ Vốn cho nông dân mua máy thực hiện cơ giới hóa với mức từ 30 đến 60% (theo tiêu chí loại thôn xã nghèo nhất, trung bình hoặc khá giả).

+ Kinh phí tạo nghề (nông- công – thương) phù hợp với yêu cầu.

+ Kinh phí cho một số chủ hộđi tham quan học tập để về áp dụng, nhất là thời gian đầu.

+ Có chính sách tín dụng, lãi suất ngân hàng, giảm thuế…

- Tích tụ ruộng đất cần có quy chế chung (điều lệ hoạt động rõ ràng) về tỷ lệ góp vốn (theo đầu sào… như cổ phần), chi phí vật tư, lao động sản xuất, kinh doanh và phân chia sản phẩm, tiền làm ra minh bạch trong mỗi vụ và cả năm cho mỗi hộ theo mức ruộng đất và vốn mà mỗi hộđã tích tụ.

3.5.1.2. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ

- Giống: Bằng những công nghệ hiện đại để chọn tạo những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống địa phương, cung ứng đủ giống có chất lượng, giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ: Ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả cao: nhà lưới, phủ bạt, chà cắm, khay gieo hạt, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất như phân hữu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để đảm bảo chất lượng đầu ra, thuận lợi cho việc xuất khẩu.

- Tăng cường hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khoa học về vốn thông qua các đề tài để nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng các quy trình công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.

3.5.1.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Cần kết hợp xây dựng các công ti sơ chế, chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa

- Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng cơ sở bảo quản, thiết bị vận chuyển lạnh để tăng giá trị sản phẩm trong tiêu thụ. Từđó tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp để phát triển thị trường. Xây dựng các kênh tiêu thụ liên kết giữa người sản xuất và nhà phân phối cho hoa, cây cảnh. Đề xuất cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo hướng hợp đồng. Đẩy mạnh liên kết 4 nhà theo chiều ngang và chiều dọc để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ.

- Xây dựng các thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù cho từng vùng. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu. Hình thành và phát triển thương hiệu cho các vùng sản xuất chủng loại hoa phổ thông và giá trị kinh tế cao.

- Tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm; Giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trên Web) để quảng bá về sản phẩm hoa tới người tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Đào tạo, nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông dân các HTX nông nghiệp và các tổ chức kinh doanh. Cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước, của các tổ chức kinh tế Nhà nước trong quảng cáo, môi giới trong xuất khẩu.

- Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận các thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 86)