3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Lạc
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Yên Lạc là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã. Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương; phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Mê Linh (Hà Nội); phía Nam là sông Hồng tiếp giáp với Hà Nội.
Yên Lạc nằm tiếp giáp với thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên đang là những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời lại nằm sát thủđô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô trong khoảng 50-60 km, nên huyện Yên Lạc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế, kết nối giao lưu thông thương với bên ngoài bằng hệ thống đường bộ và đường thuỷ.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Địa hình ở huyện Yên Lạc được phân chia thành các vùng như sau:
- Vùng đất phù sa mới ngoài đê: Có diện tích tự nhiên 2.461 ha. Địa hình phức tạp, không bằng phẳng, có nhiều bãi cao và thùng vũng sâu chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng, đặc biệt là các xã Hồng Châu, Trung Hà, Trung Kiên, Liên Châu.
- Vùng đất trong đê: Có diện tích tự nhiên 8.211,26 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Vùng này chia thành 2 tiểu vùng nhỏ là vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn và vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn thấp.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa...) có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sản xuất nông nghiệp nhưng con người hầu như không kiểm soát được. Nếu các yếu tố này thích hợp sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngược lại, nếu các yếu tố này bất lợi sẽ làm giảm năng suất cũng như chất lượng và thậm trí có khi còn mất trắng. Để sản xuất đạt hiệu quả cao, cần nắm chắc quy luật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 diễn biến các yếu tố thời tiết trong năm. Từđó tận dụng tối đa những yếu tố có lợi và né tránh những yếu tố bất lợi để lựa chọn những loại cây trồng, xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đó.
Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, huyện Yên Lạc mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng với những nét đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Một số đặc điểm về khí hậu của huyện thể hiện qua Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Yên Lạc (Số liệu trung bình,
từ năm 2009 - 2013) Tháng Nhiệt độ (oC) Số giờ nắng (giờ/tháng) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) Lượng nước bốc hơi tháng Cao nhất Thấp nhất Trung bình 1 25,1 9,1 15,4 35,6 32,1 81,6 40,8 2 30,2 12,5 19,4 56,2 12,8 83,4 51,0 3 30,4 13,4 21,2 55,0 43,6 80,0 64,8 4 33,8 17,2 24,7 88,8 66,3 82,4 72,5 5 38,1 22,1 27,9 148,6 200,6 81,0 90,0 6 38,5 23,8 29,8 147,6 222,5 79,0 94,0 7 37,9 23,8 29,4 169,8 412,0 82,0 78,8 8 36,6 23,3 28,9 175,8 322,4 82,6 70,8 9 35,9 22,3 27,9 134,6 208,3 82,0 77,3 10 33,8 19,1 25,6 128,6 91,5 78,8 91,8 11 31,9 15,3 22,6 99,2 18,0 77,4 73,3 12 27,5 10,5 18,1 94,2 24,9 76,0 68,3 TB 33,3 17,7 24,2 111,2 137,9 80,5 72,8 Cả năm 8.848,2 1.445,2 1.655,0 873,4
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Vĩnh Phúc)
Qua Bảng 3.1 cho thấy:
- Nhiệt độ: Tổng tích ôn trong năm tương đối cao, trung bình là 8.848,2 0C, có 9 tháng nhiệt độ trung bình > 20 0C (từ tháng 3 đến tháng 11), nhiệt độ này thích hợp với cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, trung bình 29,8 0C, nhiệt độ tối cao nhiều năm có ngày lên tới 38,50C. Có 3 tháng nhiệt độ trung bình < 20 0C
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 (các tháng 12, 1, 2), đây là khoảng thời gian có nhiệt độ phù hợp với cây trồng ưa lạnh, là điều kiện thích hợp để phát triển cây trồng vụ Đông. Mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình 16 - 19 0C, có năm nhiệt độ nhiều ngày xuống thấp 9 - 11 0C kéo dài gây khó khăn cho việc làm mạ vụ Xuân, ảnh hưởng đến năng suất của ngô Đông và đậu tương gieo muộn; Với chếđộ nhiệt như trên Yên Lạc có thể trồng 3 vụ cây ngắn ngày/năm.
- Lượng mưa: Về chế độ mưa theo mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình 5 năm gần đây là 1.655 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bốở các tháng trong năm không đều. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 7 đạt 412,0 mm. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ít mưa. Mưa cung cấp phần lớn lượng nước cho cây trồng. Ngoài tổng lượng mưa cần phải chú ý đến quy luật phân bố mưa của các tháng trong năm. Mưa lớn có thể gây ngập úng, ít mưa gây hạn hán đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Tổng giờ nắng trong năm trên 1.445,2 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 8 (175,8 giờ), tháng 1 có số giờ nắng ít nhất (35,6 giờ).
- Độẩm không khí: Độẩm không khí là một trong những đặc trưng của thời tiết khí hậu, liên quan đến lượng mưa, ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời. Ẩm độ không khí giữ vai trò cân bằng các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng, có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
Huyện Yên Lạc có ẩm độ không khí khá cao, độ ẩm không khí trung bình năm là 80,5%. Hầu như quanh năm độẩm tương đối trung bình ≥ 80%. Riêng tháng 6, tháng 10, 11, 12 có độ ẩm tương đối trung bình thấp hơn, tuy nhiên vẫn đạt khoảng 76-79%. Độẩm cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng đồng thời cũng tạo điều kiện để một số sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại cây trồng.
- Gió Đông Nam: Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa hè thường kèm theo nóng, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Gió mùa Đông Bắc: nhiệt độ thấp gây rét lạnh và thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nên cần chú ý các biện pháp hạn chế thiệt hại do sương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 muối và lạnh cho cây trồng vụĐông, phòng chống rét cho mạ và lúa Xuân mới cấy. Nhìn chung, khí hậu Yên Lạc khá thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, có thể trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc khác nhau, từ nhiệt đới đến ôn đới, tạo ra sựđa dạng phong phú về chủng loại và sản phẩm hàng hóa. Nhưng cũng có một số thời điểm bất thường không thuận cho sản xuất nông nghiệp như bão kèm theo mưa đá, rét đậm - rét hại, gió nóng… xảy ra, nên cần có các giải pháp chủđộng phòng tránh.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất là môi trường cho sự ra rễ của cây trồng, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vì vậy đất có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng. Mỗi loại đất khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, sự phù hợp của từng loại cây trồng với từng loại đất mang đặc trưng cho tiểu vùng và cho vùng sinh thái khác nhau. Yên Lạc là huyện đồng bằng, đất đai đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa, bao gồm:
- Đất phù sa sông Hồng mới: Đất trung tính kiềm yếu, phân bố chủ yếu ở các xã ngoài đê. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao, nhưng do phân bố ở ngoài đê, hàng năm thường bị ngập lụt nên hướng sử dụng chính là trồng cây nông nghiệp hàng năm.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu: phân bố chủ yếu ở các xã trong đê, thành phần cơ giới thịt nhẹ.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh: Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình
- Đất phù sa không được bồi glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa: phân bốởđịa hình trũng sát đê, hàng năm thường xuyên bị ngập nước, đất có glây nông, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5 - 6,0; hiện đang được sử dụng để trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất bạc màu trên phù sa cũ: với địa hình dốc thoải và lượn sóng nhưng nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần cơ giới chủ yếu là cát và cát pha.
Bố trí hệ thống trồng trọt cần cân nhắc đến tính bền vững, tránh làm suy giảm sức sản xuất của đất, bồi dưỡng đất, sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất và sử dụng phân bón. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề đảm bảo cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 sở cho việc đánh giá tiềm năng đất từ đó đề xuất ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Lạc được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2013
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2013 (ha) Tỷ lệ (%) So với năm 2009 Diện tích năm 2009 Tăng(+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 10.767,39 10767,39 1 Đất nông nghiệp 7.358,40 68,34 7460,93 -102,53 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.207,66 57,65 84,36 6283,6 -75,94 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.199,79 84,25 6275,73 -75,94 Đất trồng lúa 4.877,18 4942,08 -64,90 Đất trồng cây hn khác 1.322,61 1333,65 -11,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 7,87 0,11 7,87 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.146,20 15,58 1172,79 -26,59 1.3 Đất nông nghiệp khác 4,54 0,06 4,54