Số củ TB/khóm (củ) 2,1 5 Khối lượng trung bình củ (gam/củ)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 76)

5 Khối lượng trung bình củ (gam/củ) 220 6 Năng suất thực thu (tạ/ha) 148,6

Qua bảng cho thấy:

Thời gian sinh trưởng của giống khoai lang KL 20-209 là 120 ngày. Số củ trung bình trên một khóm là 2,1 củ, khối lượng trung bình của một củ là 220g/củ. Năng suất đạt được 148,6 tạ/ha.

Từ kết quả thử nghiệm các giống cây trồng mới trong vụ Đông năm 2013, chúng tôi tiến hành so sánh hệ thống cây trồng cũ và mới trên phương pháp tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập và chênh lệch chi phí (MBCR), kết quả được thể hiện trong Bảng 3.18

Qua bảng sau cho thấy:

- Ở công thức luân canh số 1 có tổng thu là 108,55 triệu đồng/ha, tổng chi phí là 97,49 triệu đồng/ha. Sau khi trừ hết chi phí nông dân thu lãi 11,06 triệu đồng/ha, hiệu quả một đồng chi phí đạt 3,34 lần. Đây là công thức dùng để so sánh với công thức đưa giống khoai lang KL20-209 vào sản xuất trồng thử nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Bảng 3.19. So sánh hiệu quả kinh tế giữa hệ thống cây trồng cũ và mới tại vùng đất phù sa ngoài đê TT Hệ thống cây trồng Tổng thu nhập (GR) (tr.đ/ha) Tổng chi (TVC) (tr.đ/ha) Lãi (RAVC) (tr.đ/ha) Hiệu quả 1 đồng vốn MB CR 1

Ngô Xuân – Ngô Hè Thu – Ngô Đông Giống NK4300 (HTCT cũ)

111,31 97,49 13,82 2,93

2

Ngô Xuân – Ngô Hè Thu – Khoai lang giống KL 20-209 (HTCT mới)

142,40 99,22 43,18 3,43 17,97

- Công thức 2 có giống khoai lang KL20-209 được trồng thử nghiệm vào vụ Đông, tổng giá trị thu nhập đạt được 142,4 triệu đồng/ha cao hơn công thức luân canh cũ là 31,09 triệu đồng/ha. Hiệu quả 1 đồng vốn của công thức luân canh mới cũng cao hơn công thức luân canh cũ 0,5. Hiệu quả kinh tế của công thức luân canh mới và chỉ số so sánh tỷ suất thu nhập trên chi phí với công thức luân canh cũ (MBCR) có giá trị MBCR = 17,97. Điều này chứng tỏ việc đưa giống khoai lang KL20-209 vào sản xuất là rất hợp lý vì nó làm tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Nhận xét: Trong thời gian tới, cần khuyến cáo nông dân thay thế dần diện tích trồng ngô kém hiệu quảđể thay bằng các giống khoai lang có chất lượng nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người dân.

3.3.2. Vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn

Để mở rộng thêm diện tích gieo trồng cây màu trong vụ đông, thay thế cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, giảm bớt diện tích cây ngô, chúng tôi tiến hành thử nghiệm mô hình trồng giống cà rốt nhật F1(SISTER) trong vụ Đông trên chân đất phù sa trong đê địa hình vàn , qua thời gian thực hiện, đã cho một số kết quả sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất

của giống cà rốt nhật F1 - SISTER

TT Các chỉ tiêu theo dõi Kết quả theo dõi

1 Ngày trồng 10/9/2014

2 Thời gian sinh trưởng (ngày) 115

3 Ngày thu hoạch 03/01/2015

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 76)