Đất chưa sử dụng 6,58 0,4 6,

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Yên Lạc)

Qua số liệu ở bảng 3.2, cho thấy hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Lạc có một sốđặc điểm như sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 10.767,39 ha. Năm 2013 đất nông nghiệp là 7.358,4ha, chiếm 68,34%, đất phi nông nghiệp là 3.372,41 ha, chiếm 31,32%, đất chưa sử dụng chỉ có 36,58 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích.

- Đất sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Lạc là 6.207,66 ha, chiếm 57,65% tổng diện tích đất tự nhiên (giảm so với năm 2009 là 75,94 ha) do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác như làm nhà ở, đường giao thông, xây dựng các công trình…. Trong đó:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 nông nghiệp (Đất trồng lúa 4.877,18 ha, diện tích đất này hiện đang được sử dụng, bố trí các công thức luân canh cây trồng: đất trồng 2 vụ lúa, đất 2 vụ lúa và 1 màu, đất 1 vụ lúa và 2 vụ màu;Đất trồng cây hàng năm khác 1.322,61ha, diện tích này chủ yếu trồng các loại cây như: ngô, lạc, đỗ tương, khoai lang và các loại rau, đậu...).

+ Đất trồng cây lâu năm 7,87 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất nông nghiệp; chủ yếu do các hộ nông dân quản lý sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như chuối, nhãn, vải, bưởi, hồng, ổi…

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.146,2 ha, chiếm 15,58% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện có xu hướng tăng do hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao hơn so với trồng cây hàng năm.

Đất đai của huyện được phân loại nằm trong một nhóm đất phù sa, phân chi tiết thành 4 nhóm phụ và 11 loại đất. Đất phù sa sông Hồng có màu nâu tươi, khá màu mỡ và phù sa của sông Phan, sông Cà Lồ có màu nâu xám, kém phì nhiêu hơn. Phân theo cấp địa hình tương đối: đất cao 1.046,54ha, đất vàn 4.248,51ha, đất thấp 1.592,94ha, chủ yếu là diện tích đất vàn phù hợp gieo trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu.

Quỹ đất đai của huyện ngày càng được khai thác, sử dụng triệt để, hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,5 lần trong thời kỳ 2009-2013. Tỷ lệđất nông nghiệp có xu hướng giảm từ 69,29% năm 2009, xuống còn 68,34% năm 2013, tỷ lệ các loại đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng từ 30,37% năm 2009 lên 31,32% năm 2013. Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng cây hàng năm tiếp tục giảm xuống do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do vậy, cần áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp là rất cần thiết.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi trong huyện Yên Lạc khá phát triển. Phía Bắc là sông Phan; phía Nam là dòng chính sông Hồng; phía Đông là hệ thống sông Cà Lồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 là đoạn sông có hiện tượng cướp dòng tạo nên nhiều đảo nổi trong lòng sông nên diện tích mặt nước sông Hồng trong năm biến động rất lớn. Vào mùa kiệt, lòng sông ởđây xuất hiện đảo nổi lớn và chia thành 2 dòng chảy nhỏ. Còn mùa lũ, mặt nước sông rộng trung bình tới 2km. Ven sông đã hình thành hệ thống đê từ rất lâu đời.

+ Sông Cà Lồ: Là phụ lưu cấp I của sông Thái Bình và cũng là sông chính chảy qua ranh giới Đông Nam của Yên Lạc và Mê Linh. Phần sông Cà Lồ chảy trong địa phận huyện Yên Lạc có chiều dài hơn 10km. Do chảy phần lớn trong vùng đồng bằng nên dòng chính uốn khúc mạnh với hệ số uốn khúc 2,7.

+ Sông Phan: Bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua phía Bắc huyện Yên Lạc có chiều dài 17,5km, do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

Mạng lưới sông phát triển cùng với hệ thống các ao hồđầm tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt trong huyện. Nhờ nguồn nước mặt khá phong phú và tương đối ổn định giữa các năm, Yên Lạc có điều kiện phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do sự phân mùa dòng chảy đã dẫn tới những hiện tượng cực đoan. Có những thời điểm trong mùa lũ, mực nước trên các sông chính cao hơn mực nước nội đồng rất nhiều, thậm chí dùng cả các biện pháp động lực cũng không thể tiêu được nước gây nên ngập úng nội đồng. Trái lại, có những thời điểm do không có mưa kéo dài, lượng nước ngầm không đủ cung cấp cho dòng chảy sông ngòi nên xảy ra hiện tượng khô kiệt gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện.

- Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Yên Lạc có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ởđộ sâu từ 10 đến 20 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tóm lại, vềđiều kiện tự nhiên, Yên Lạc có những lợi thế sau:

- Tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì khá đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 - Mạng lưới sông ngòi chạy qua địa bàn khá thuận lợi cho giao thông và du lịch sinh thái phát triển.

- Nguồn nước mặt tích trữ quanh năm, tài nguyên nước ngầm phong phú, có thể khai thác hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống.

Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên huyện Yên Lạc cũng có một số hạn chế sau:

- Diện tích đất đai nhỏ, trong khi mật độ dân sốđông, ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân.

- Đất nông nghiệp qua các năm đều bị thu hẹp, hệ số sử dụng đất đã rất cao, ảnh hưởng đến khả năng tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng.

- Một số xã vùng trũng, sản xuất còn chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi huyn Yên Lc

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2009 - 2013, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và huyện về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được ban hành, kinh tế - xã hội của huyện có những đổi thay rõ nét, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra.

Kết quả phân tích tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Yên Lạc thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành huyện Yên Lạc

(giá cốđịnh năm 2010)

TT Ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng giá trị sản xuất (Tỷđồng) 2.966,70 3.355,29 4.139,95 4.683,10 5.338,40

1.1 Nông nghiệp - thủy sản 992,2 1.147,98 1.249,00 1.265,00 1.328,20 1.2 Công nghiệp - xây dựng 1.419,07 1.595,17 2.081,70 2.420,10 2.780,30 1.2 Công nghiệp - xây dựng 1.419,07 1.595,17 2.081,70 2.420,10 2.780,30 1.3 Thương mại - dịch vụ 555,43 612,14 809,25 998 1.229,90

2 Thu ngập bình quân đầu người (tr.đ/người/năm)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)