Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Nghiên cứu một số vấn đề quản lý trong xây dựng hệ thống canh tác ở Miền Bắc Việt Nam (Phạm Chí Thành, 1992) chủ trương xây dựng chếđộ canh tác ở miền Bắc theo hệ thống phân vị các biến sinh thái và hệ thống phân ra các vi sinh thái của Valenza (1982) thay thế cho cách làm xây dựng chế độ canh tác ra từng thửa ruộng cụ thể cho từng hợp tác xã. Về hệ thống canh tác chia chếđộ canh tác ra làm 2 phần: phần cứng và phần mềm, là các biện pháp kỹ thuật có thể thay đổi theo thị trường, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, phong tục tập quán và kỹ năng lao động của nông dân.

Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp được bắt đầu từ nghiên cứu hệ thống cây trồng do yêu cầu của trồng xen, trồng gối, chuyển vụ và đưa các giống cây ngắn ngày vào hệ thống canh tác. Nghiên cứu hệ thống canh tác đã được nhiều tác giảđề cập: Nguyễn Duy Cần, 1990 “Nghiên cứu về hệ thống canh tác trên đất phèn U Minh”; Lê Song Dự, 1990 “Nghiên cứu đưa cây họ đậu vào hệ thống canh tác”; Phạm Chí Thành, 1992 “Đề cập tới các vấn đề lý luận trong hệ thống canh tác”; Ngô Doãn Đảm, 1995 “Nghiên cứu canh tác trên bãi Sông Hồng”; Trần Xuân Lạc, 1990 “Nghiên cứu về thâm canh tăng vụ và cải tạo đất bạc màu”; Mai Văn Quyền, 1996 “Nghiên cứu biện pháp thâm canh lúa - cá”; Dương Hữu Tuyền, 1990 “Nghiên cứu chếđộ canh tác 3 - 4 vụ một năm ở vùng đồng bằng Sông Hồng… Có thể thấy những nét chung của các công trình nghiên cứu: nền nông nghiệp nước ta từ xa xưa đã có một hệ thống cây trồng khá phong phú và đa dạng, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là quá trình phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp lại càng phong phú hơn.

Lúa xuân được đưa vào sản xuất tập trung nhưở xã Phú Thạch, Ứng Hòa năm 1965, sau nhiều năm nghiên cứu thí nghiệm trồng trọt (ở phía Bắc) Viện Nông lâm, Trường Đại học Nông lâm Hà Nội. Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh gieo cấy lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 chiêm xuân được xây dựng từ vụ xuân 1968 ở Hải Hậu - Nam Hà với 100% diện tích (Bùi Huy Đáp, 1987).

Công tác nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở nước ta mới được thực sự chú ý vào đầu những năm 1960. Tác giả Đào Thế Tuấn đã nêu các vấn đề tồn tại của hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng và nguyên nhân của sự tồn tại như: tốc độ tăng sản lượng lương thực không cao, diện tích thâm canh ít, chưa có biện pháp kỹ thuật thích hợp cho vùng khó khăn, sản lượng lương thực không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao, tỷ lệ nông sản xuất khẩu thấp, lao động nông nghiệp tăng nhanh, ngành nghề kém phát triển.

Theo tác giả Lê Hưng Quốc (1994) có thể thấy hệ thống cây trồng là thành phần các giống và các loại cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nhằm sắp xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái và hệ thống cây trồng, lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi dụng đặc tính sinh học của cây, tránh sâu bệnh và cỏ dại, bảo đảm sản lượng, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tốt chăn nuôi và ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động và vật tư.

Hệ thống cây trồng là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau. Từng nhân tố riêng lẻảnh hưởng đến hệ thống cây trồng, đồng thời gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống có mối quan hệ qua lại và tác động đến hệ thống cây trồng. Các nhân tố có thể bổ sung lẫn nhau và cũng có thể tác động ngược chiều. Vai trò chủ quan là phải đánh giá đúng phần đóng góp, hạn chế của mỗi nhân tố, nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố bất lợi.

Nhóm nhân tố thứ nhất gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, tài nguyên nước,…

Nhóm thứ hai gồm: thị trường, vốn, các kế hoạch phân bổ, các chính sách kinh tế, dân số và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ.

Hầu hết các yếu tốđều có biến động, nhưng trong đó nhóm thứ nhất thường có tính ổn định, nhóm thứ hai có biến động lớn hơn. Hệ thống cây trồng sẽ biến đổi chủ yếu do tác động của nhóm nhân tố thứ hai, tất nhiên là trong sự quy định của nhóm nhân tố thứ nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hệ thống cây trồng không thể biến đổi trái quy luật tự nhiên và biến đổi dưới tác động của con người, của các chính sách kinh tế. Như vậy chuyển đổi hệ thống cây trồng chủ yếu là tác động vào các nhân tốở nhóm thứ hai. Đối với nền sản xuất hiệu quả kinh tế trong cơ chế thị trường, hệ thống cây trồng chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ chế thị trường.

Năm 2002 - 2003, Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón Miền Nam - Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã thực hiện đề tài điều tra đất đai đểđề xuất các biện pháp bố trí và thâm canh các loại cây trồng theo phương pháp của FAO cho các xã tại huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng, đã giúp cho địa phương có phương án sử dụng đất đai hợp lý hơn, tăng năng suất cây trồng và tăng hiệu quả kinh tế.

Nguyễn Văn Lạng (2002) khi nghiên cứu cơ sở khoa học xác định hệ thống cây trồng hợp lý đã đánh giá được tiềm năng đất, nước, khả năng bố trí cây trồng theo diện tích và đã đề xuất nhiều mô hình luân canh, xen canh, thâm canh hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao tại huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Lăk.

Hồ Gấm (2003) đã nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Đak Mil, tỉnh Đak Lak và cho rằng hệ thống cây trồng, hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất, thu nhập và tích luỹ của các nhóm nông hộ rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực của các nông hộ, hệ thống cây trồng chính mà nông hộ sử dụng và thị trường giá cả nông sản. Hệ thống cây trồng khá đa dạng và có sự khác biệt giữa các nhóm nông hộ theo các vùng. Bên cạnh những hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như hồ tiêu, cây rau, cà phê, cây bông vải, cây ngô, cây đậu tương, còn có những hệ thống cây trồng chưa hợp lý về sinh thái và hiệu quả kinh tế. Các cây trồng tuy có đa dạng về chủng loại nhưng cơ cấu về diện tích chưa thật hợp lý làm cho sản xuất nông nghiệp không ổn định. Trình độ canh tác của các nhóm nông hộ còn thấp, năng suất, sản lượng cây trồng chưa được phát huy.

Công tác nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở nước ta mới được thực sự chú ý vào đầu những năm 1960, nhưng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Là sở khoa học quan trọng để tác giả làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu đánh giá, phát hiện được những hạn chế, đề xuất biện pháp cải thiện hệ thống trồng trọt của huyện Vĩnh Tường và huyện Lương Sơn có hiệu quả hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)