Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cây trồng của huyện Yên Lạc;

- Các hộ tham gia phỏng vấn và các hộ tham gia thử nghiệm;

- Các hệ thống cây trồng hiện trạng ở các điệu kiện sinh thái khác nhau trên địa bàn huyện Yên Lạc – Vĩnh Phúc;

- Cây trồng mới đưa vào thử nghiệm.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Nghiên cứu ở các xã đại diện cho 3 vùng sinh thái: Xã Liên Châu đại diện cho đất phù sa ngoài đê;

Xã Tam Hồng đại diện cho đất phù sa trong đê địa hình vàn; Xã Đại Tựđại diện cho đất đất phù sa trong đê địa hình vàn thấp.

2.1.3. Thi gian nghiên cu: t tháng 5/2014 – 5/2015;

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Yên Lc

- Vị trí địa lý

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết - Hiện trạng sử dụng đất

- Cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) - Dân số, lao động

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện ...) - Hệ thống dịch vụ nông nghiệp

2.2.2. Đánh giá hin trng h thng cây trng hin có trên địa bàn huyn

- Diện tích, năng suất, sản lượng và tỷ lệ hàng hóa của các loại cây trồng chính; - Các công thức trồng trọt chính trên ba tiểu vùng;

- Các công thức trồng trọt chính trên ba xã nghiên cứu; - Các giống cây trồng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt trên ba vùng sinh thái.

2.2.3. Th nghim các công thc trng trt mi trên ba tiu vùng sinh thái

2.2.3.1. Vùng đất phù sa ngoài đê

Ngô xuân – Ngô hè thu – Khoai lang đông. So sánh với các công thức luân canh: Ngô xuân – Ngô hè thu – Ngô Đông

2.2.3.2. Vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn;

Lạc xuân – Lúa mùa – Cà rốt. So sánh với các công thức luân canh: Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô đông

2.2.3.3. Vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn thấp

Lúa xuân – lúa mùa – Bí đỏ. So sánh với các công thức luân canh: Lúa xuân – lúa mùa – Ngô đông

2.2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các công thức trồng trọt thử nghiệm và công thức trồng trọt của người dân

2.2.4. Đề xut chuyn đổi h thng cây trng ca huyn theo hướng sn xut hàng hóa hàng hóa

2.2.4.1. Đề xuất diện tích áp dụng các công thức trồng trọt mới 2.2.4.2. Các giải pháp hỗ trợđể chuyển đổi hệ thống cây trồng

2.2.5. Gii pháp để phát trin sn xut hàng hóa ti vùng nghiên cu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thp thông tin th cp

Thu thập các số liệu về khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, ... từ các phòng, ban chức năng của huyện.

2.3.2. Thu thp s liu sơ cp

- Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể:

+ Các công thức trồng trọt;

+ Chi phí sản xuất, chi phí lao động của các loại cây trồng;

+ Giá trị sản xuất và tỷ lệ hàng hóa của các loại cây trồng chính.

- Chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng trong huyện là: Xã Liên Châu, xã Đại Tự, xã Tam Hồng. Mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

2.3.3. Phương pháp chn đim và xây dng mô hình

* Một tiểu vùng sinh thái thử nghiệm 1 công thức trồng trọt mới. Mô hình được thử nghiệm trên ba hộ. Tổng diện tích thử nghiệm mô hình trên 1 tiểu vùng là 1.080 m2. (Mỗi hộ tương đương một lần nhắc lại diện tích là 360 m2).

- Mô hình 1: Thử nghiệm trồng giống khoai lang mới trong công thức luân canh: Ngô xuân – Ngô hè thu – Khoai lang đông so sánh với công thức Ngô xuân – Ngô hè thu – Ngô đông trên vùng đất phù sa ngoài đê.

+ Thời vụ trồng: vụđông năm 2014 + Tên giống: KL 20-209

+ Đặc điểm giống: Giống khoai lang KL 20 -209 là giống do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ lai tạo, có thời gian sinh trưởng ngắn từ 100 - 120 ngày, vỏ củ đỏ, ruột củ màu vàng, hàm lượng chất khô cao từ 27-33%, năng suất trung bình đạt 16-20 tấn củ/ha. Là giống có chất lượng củ bở, ngon, thích hợp cho ăn tươi, chế biến và ít sâu bệnh.

+ Địa điểm: xã Liên Châu

+ Phương pháp bố trí: mô hình được triển khai tại ba hộ, mỗi hộ 360 m2 + Thời gian trồng: ngày 05/9/2014

+ Mật độ trồng: 60.000 hom/ ha

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 15 tấn phân chuồng + 64,4 kg N + 71,2 kg P205 + 114 kg K20 +500 kg vôi bột.

+ Một số chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động, hiệu quả 1 đồng vốn.

- Mô hình 2: Thử nghiệm trồng giống cà rốt mới trong công thức luân canh: lạc xuân – lúa mùa – cà rốt so sánh với công thức lạc xuân – lúa mùa – ngô đông trên vùng đất phù sa trong đê địa hình vàn.

+ Thời vụ trồng: vụđông năm 2014 + Tên giống: giống cà rốt nhật F1- Sister

+ Đặc điểm giống: Giống cà rốt nhật F1- sister có nguồn gốc từ nhật bản, đây là giống cà rốt có thời gian sinh trưởng ngắn (100 ngày), cứng cây, bộ lá to có màu hơi vàng, khả năng kháng sâu bệnh tốt. Củ to (dài 19 cm, đường kính 5,3 cm), vỏ có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 màu đỏ tươi, ruột đỏ cam, có vị ngọt, thơm. Năng suất bình quân ước đạt 950 -1300 kg/sào.

+ Địa điểm: xã Tam Hồng

+ Phương pháp bố trí: mô hình được triển khai tại ba hộ, mỗi hộ 360 m2 + Thời gian gieo: ngày 10/9/2014

+ Lượng giống dùng là 100 gr/sào bắc bộ

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 15 tấn phân chuồng + 253 kg N + 76,3 kg P205 + 498 kg K20 + 1 tấn vôi bột.

+ Một số chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động, hiệu quả 1 đồng vốn.

- Mô hình 3: Thử nghiệm trồng giống Bí đỏ mới trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa – bí đỏ so sánh với công thức lúa xuân – lúa mùa – ngô đồng trên chân đất hai lúa – 1 màu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời vụ trồng: vụđông năm 2014 + Tên giống: F1 868

+ Đặc điểm giống: Giống bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu tốt với một số đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt là vụđông cho hiệu quả kinh tế cao,... tỷ lệ đậu quả cao, đạt tới 90%, bình quân 4- 5 quả/dây, năng suất trung bình đạt 600 kg/sào (khoảng 17 tấn/ha), khối lượng quả bình quân 1,2- 1,5 kg/quả, độđồng đều cao, đặc ruột, thịt dẻo, ăn ngọt, được nhiều người ưa chuộng nên dễ tiêu thụ.

+ Địa điểm: xã Đại Tự

+ Phương pháp bố trí: mô hình được triển khai tại ba hộ, mỗi hộ 360 m2; + Ngày trồng: 15/9/2014

+ Mật độ trồng: 6500 cây/ ha

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 15 tấn phân chuồng + 115 kg N + 34 kg P205 + 150 kg K20 +500 kg vôi bột.

+ Một số chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động, hiệu quả 1 đồng vốn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

2.3.4. Phương pháp phân tích và x lý s liu

* Số liệu được xử lý trên Excel

* Tính hiệu quả kinh tế: Theo tài liệu hướng dẫn của Phạm Thị Hương và cộng sự (2005) [15]

- Tổng thu nhập (GR) = Năng suất x giá bán

- Tính tổng chi phí lưu động (TVC) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động - Chi phí vật chất như: giống + phân bón + thuốc BVTV + nước tưới.... - Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – Tổng chi vật chất

- Lãi = GR – TVC

- Hiệu quả 1 đồng vốn = Tổng thu nhập/chi phí vật chất

- So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới. Áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR):

MBCR =

GRmới – GRcũ TVCmới – TVCcũ Điều kiện áp dụng hệ thống cây trồng mới là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)