Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

III Giá trị sản xuất trồng trọt tỷ.đ 824,1 796,1 774, 0 50,

B ảng 4.22: Nhu cầu trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông

4.3.3 Các giải pháp cụ thể

+ Giải pháp về kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào:

- Quy trình kỹ thuật sản xuất từ khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch có

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cây trồng. • Giải pháp về khâu làm đất:

Sau khi thu hoạch lúa mùa xong, cần nhanh chóng làm đất, đất cần phải tơi xốp, thoáng khí, đất thịt nhẹ, đất pha cát, có độ ẩm thích hợp, tránh làm đất khi đất quá ướt hoặc quá khô sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến củ giống khi trồng xuống.

• Giải pháp về phân bón:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

và phân chuồng. Cần chia ra các giai đoạn chăm bón như bón lót, bón thúc đợt 1, bón thúc đợt 2 sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đầu tư về phân bón cho cây trồng thì các hộ thường bón quá nhiều phân hoá học, ít chú ý đến phân hữu cơ (phân chuồng).

Qua điều tra, nghiên cứu tác giảđưa ra lượng và tỷ lệ phân bón thích hợp cho 1 sào (Bắc Bộ) sản xuất khoai tây vụđông như sau:

Phân chuồng: Từ 400 - 450 kg, bón lót: 100%

Phân đạm: Từ 10 - 12 kg, trong đó: Bón lót: 30%; bón thúc đợt 1: 65%; bón thúc đợt 2: 5%.

Phân Lân: Từ 35 - 40 kg, trong đó: Bón lót: 100%

Kali: Từ 8 - 9 kg, trong đó: Bón lót: 7%; bón thúc đợt 1: 60%; bón thúc

đợt 2: 33%.

• Bảo vệ thực vật:

Các hộ thường xuyên kiểm tra bám nắm đồng ruộng nhằm phát hiện kịp thời khi sâu bệnh mới xuất hiện để phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả caọ

Khi phun phòng trừ các hộ sản xuất cần tuân thủ theo nguyên tắc: 4 đúng:

Đúng thuốc: Theo nguyên tắc: sâu nào, thuốc đấỵ

Đúng liều lượng: Khi pha thuốc phải tuân thủ theo đúng liều lượng ghi trên nhãn mác bao bì của thuốc.

Đúng thời điểm: Phòng trừ cần đúng thời điểm khi sâu mới nở rộ hoặc bệnh mới chớm xuất hiện.

Đúng lúc: Thường thì phun phòng trừ vào buổi sáng sớm và chiều mát. Chăm sóc là khâu quan trọng tăng năng suất cây trồng, nếu chăm sóc đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây và giảm tỷ lệ

hao hụt khi bảo quản. Tuy nhiên, người nông dân mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chăm sóc cây trồng nhưng chỉ là kinh nghiệm truyền thống, nhiều khi không còn thích hợp với những giống mới như hiện nay, vì vậy các hộ cần tiếp nhận những thông tin khoa học kỹ thuật từ những chương trình, dự án, hội thảo khoa học đầu bờ về sản xuất cây khoai tây vụđông trên địa bàn địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

sản xuất khoai tây vụđông đều thiếu vốn sản xuất (chiếm khoảng 40% số hộđiều tra). Vì vậy, giải pháp nhằm tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, các hộ cần chủ động có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn ngay từ đầu năm nhằm tạo ra một lượng vốn nhất định đểđầu tư ban đầu cho sản xuất. Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã, của các tổ chức vay vốn ưu đãi cho nông dân sản xuất trên địa bàn xã, huyện, tỉnh.

Các cấp chính quyền, Ban quản trị Hợp tác xã tăng cường công tác tuyên truyền vận động một bộ phận hộ gia đình loại bỏ các cách thức, đầu tư, chăm bón còn chưa hợp lý đối với quá trình phát triển sản xuất cây khoai tây vụ đông. Trong quá trình phát triển sản xuất tập trung, quan tâm, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ công nghệ kết hợp với kinh nghiệm sản xuất sẵn có, nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các yếu tốđầu vào cho sản xuất như kỹ thuật chăm sóc, phân bón, đất đai, lao động,…

+ Giải pháp về cơ cấu giống và chất lượng sản phẩm. Bất kỳ khi sản xuất một loại cây trồng nào thì giống là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của cây trồng. Trong sản xuất cây khoai tây vụ đông, yếu tố giống quyết định phần lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần nắm chắc được đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của cây khoai tây “khoai chân lạ, mạ chân quen”, vì thế các giống đã

được trồng qua nhiều vụ cần được thay đổi, phục tráng, xử lý mầm bệnh trước khi đưa vào sản xuất nhằm tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh hại, khắc phục một phần hiện tượng thoái hoá của giống, năng suất và chất lượng sản phẩm

được nâng lên.

Tận dụng lợi thế và uy tín của địa phương, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân, tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan, trung tâm, vụ, viện nghiên cứu, các chương trình dự án phát triển sản xuất cây khoai tây, đặc biệt là trong khâu giống sản xuất.

+ Giải pháp về thị trường đầu ra, chế biến và quảng bá sản phẩm. Thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

của hộ nông dân. Đề cập đến thị trường là nghiên cứu cung - cầu của một sản phẩm hàng hoá trong không gian và thời gian nhất định. Vì vậy, các cấp chính quyền huyện, tỉnh cùng người nông dân chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ

sản phẩm.

Bên cạnh đó, đểđảm bảo được thị trường ổn định thì chất lượng sản phẩm phải đạt được yêu cầu khắt khe của thị trường, do đó các hộ gia đình, các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng sản phẩm.

UBND tỉnh, UBND huyện ban hành các chính sách cải cách, giảm bớt thủ

tục hành chính nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Chủ động kêu gọi, mời chào các tổ chức, cá nhân đầu tư vào địa phương trên các lĩnh vực tiêu thụ

và chế biến sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm khoai tây nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ thoả đáng về kinh phí cho các ngành, cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm của địa phương.

Các tổ chức, cá nhân người địa phương tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm khoai tây ngay tại thôn, xã, huyện nhằm bao tiêu, bảo quản sản phẩm lúc chính vụ sản phẩm nhiều, giá rẻ. Sau đó có thể tiêu thụ, chế biến ở các thời điểm kham hiếm sản phẩm, giá cao hơn.

+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất. Hàng năm UBND huyện thực hiện tiến hành rà soát, thống kê cụ thể các diện tích gieo trồng tại các xã, thị trấn nhằm xây dựng định hướng, kế hoạch quy hoạch phát triển vùng sản xuất, điểm sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện, tập tục canh tác của từng nơi trên phạm vi toàn huyện. Tiến hành đầu tư xây dựng điểm các dự án sản xuất tập trung, thông qua các hình thức cho thuê, mượn, góp diện tích để hình thành các vùng có diện tích lớn tập trung cho sản xuất chuyên canh cây khoai tây vụđông.

Đồng thời xây dựng lộ trình xã hội hoá đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ các dự

án, các điểm sản xuất tập trung, nhưng trước hết cần ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đối với những địa phương trọng điểm của huyện về phát triển nông nghiệp, phát triển cây hàng hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

PHẦN V

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 89)