Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 30)

+ Dự án hỗ trợ sản xuất khoai tây ở Việt Nam thuộc tổ chức hợp tác Kỹ

thuật Đức, Bộ hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (GTZ, 2008), Nghiên cứu thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

Dự án nghiên cứu thực trạng về tình hình sản xuất khoai tây, chế biến và thị trường tiêu thụ khoai tây tại một sốđịa phương trong nước. Trên cơ sởđó, so sánh với thị trường tiêu thụ, tình hình sản xuất của một số quốc gia trên thế giớị

+ Dự án “Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống Nông nghiệp và tổ chức Oxfam tổ chức nghiên cứu các giải pháp chiến lược nhằm phát triển chuỗi giá trị khoai tây ở

Việt Nam.

Về vấn đề thiếu giống hoặc sử dụng nguồn giống kém chất lượng thì cần có đánh giá đầy đủ về năng lực sản xuất giống và nhu cầu về giống tại các địa phương, cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư kho lạnh nhằm bảo quản khoai tây giống đảm bảo và khoai tây thương phẩm là rất cần thiết.

Về mặt tổ chức sản xuất, các địa phương cần có kế hoạch và chiến lược phát triển từ đó đề ra các giải pháp cung ứng về giống kịp thời, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình sản xuất khoai tây nhằm giảm chi phí sản xuất giữ vai trò hết sức cần thiết, trong đó cần có biện pháp đẩy mạnh việc tập trung diện tích và cơ giới hoá nông nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất.

Về hoạt động chế biến, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cần có sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp chế biến dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng thu mua bán khoai tây ở các địa phương. Hoạt động marketing và xúc tiến thương mại cũng cần được quan tâm của các

địa phương phát triển sản xuất khoai tâỵ

+ Một số nghiên cứu về chất dinh dưỡng, phân bón và kỹ thuật sản xuất thâm canh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:

Tùy theo mục đích sản xuất khoai tây và độ phì của đất mà lượng N bón cho 1 ha khác nhau, thường từ 100 đến 200kg, có nơi bón tới 300kg. Bón đạm phải bón cân đối với lân và kalị Nếu bón lượng đạm cao và mất cân đối sẽ làm cho thân lá phát triển quá mức, hình thành củ muộn, thời gian ra củ kéo dàị Bón nhiều đạm, khoai sẽ bị lốp, cây dễ bị nhiễm bệnh, hàm lượng chất khô trong củ thấp, thường thu hoạch khi củ còn non và dễ bị thối khi bảo quản trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

khọ Ở Việt Nam, dựa trên những thí nghiệm về phân bón với khoai tây các nhà khoa học khuyến nghị bón phân cho 1 ha như sau:

Lượng phân lân và kali được bón tùy theo lượng phân đạm. Lượng phân

đạm bón cho khoai tây thường là 100 - 120kg N/hạ Bón tăng lượng phân khoáng thì năng suất củ tăng, nhưng lượng bón cao hơn 150kg N/ha, năng suất có tăng nhưng tăng ít và hiệu quả không caọ Khi sử dụng phân NPK tổng hợp bón cho khoai cần chú ý tỷ lệ NPK của phân và có sựđiều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của cây (Trương Văn Hộ, 2010).

Theo Nguyễn Văn Hồng và cs. (2010): “Mật độ trồng 4 củ/m2 cho năng suất khoai tây đạt 18,93 tấn/ha, tỷ lệ củ có đường kính củ từ 4,5 - 9cm đạt 77,44%. Mật độ 6 củ/m2 cho năng suất 19,3 tấn/ha, tỷ lệ củ có đường kính từ

4,5 - 9cm đạt 71,46%. Còn trồng với mật độ 8 củ/m2 thì năng suất đạt 20,98 tấn/ha, tỷ lệ củ có đường kính từ 4,5 - 9 cm chỉ đạt 63,78%. Trong tất cả các mật độ 4, 6 và 8 củ/m2 thì hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột cũng tương đương nhau”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

PHẦN III

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)