III Giá trị sản xuất trồng trọt tỷ.đ 824,1 796,1 774, 0 50,
4.1.5 Thực trạng phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào
Kỹ thuật sản xuất phù hợp và sử dụng đầu vào hợp lý cho phát triển sản xuất khoai tây vụđông có ý nghĩa rất quan trọng để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn các hộ gia đình, người quản lý chỉđạo sản xuất, thực trạng phát triển kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế
Võ, như sau:
- Kỹ thuật làm đất: Sau khi thu hoạch lúa mùa xong, người nông dân bắt
đầu triển khai các công đoạn quy trình chuẩn bị làm đất sản xuất khoai tây vụ đông. Đất phù hợp cho cây khoai tây phát triển là đất pha cát nhẹ, tơi xốp, thoáng khí.
Hiện nay, đa số các hộ nông dân, các Hợp tác xã sản xuất đều thuê dịch vụ
làm đất bằng máy cơ giới, do vậy đất sản xuất đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, dễ
trồng.
- Kỹ thuật sử dụng phân bón: Người sản xuất khoai tây vụ đông chủ yếu sử dụng các loại phân bón như: Phân chuồng, phâm đạm, phân lân và kali (phân tổng hợp N-P-K, có sử dụng nhưng ít).
Qua khảo sát, điều tra và đánh giá chung về phương pháp bón phân, tỷ lệ
cân đối giữa các loại phân bón, thời điểm bón, thì người nông dân chủ yếu bón theo kinh nghiệm và theo thói quen về tỷ lệ giữa các loại phân bón hữu cơ, vô cơ
của nhiều năm canh tác sản xuất khoai tây vụđông.
Bên cạnh đó, có một số hộ gia đình cũng đã sử dụng các loại phân bón theo các quy trình hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp và kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của họ, sử dụng đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tốđầu vàọ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Bảng 4.12: Tỷ lệ lượng phân bón giữa các giai đoạn bón phân sản xuất khoai tây vụđông Đơn vị tính: % Giai đoạn bón phân Đơn vị (xã) Phân chuồng Phân đạm Phân lân Kali 1. Bón lót Việt Hùng 100,0 27,4 100,0 4,6 Bằng An 100,0 31,3 100,0 13,8 Nhân Hoà 100,0 32,3 100,0 3,2 Chung 100,0 30,3 100,0 7,4 2. Bón thúc đợt 1 Việt Hùng 0,0 66,4 0,0 63,5 Bằng An 0,0 63,1 0,0 56,0 Nhân Hoà 0,0 64,0 0,0 62,4 Chung 0,0 64,5 0,0 60,5 3. Bón thúc đợt 2 Việt Hùng 0,0 6,2 0,0 31,9 Bằng An 0,0 5,6 0,0 30,2 Nhân Hoà 0,0 3,7 0,0 34,4 Chung 0,0 5,2 0,0 32,1 (Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2013) Bảng 4.12 cho thấy, kỹ thuật sử dụng phân bón của các hộ gia đình sản xuất khoai tây vụđông tại 3 xã chọn điều tra:
Giai đoạn bón lót: Đối với phân chuồng và phân lân bón toàn bộ 100%; phân đạm bón 30,3%; Kali bón khoảng 7,4% tổng lượng đầu tư, nhưng bên cạnh
đó các hộ nông dân tại xã Bằng An chiếm tỷ lệ cao là 13,8% tổng lượng phân bón Kali, tại xã Nhân Hoà chiếm tỷ lệ thấp 3,2% tổng lượng đầu tư Kalị
Giai đoạn bón thúc đợt 1: Phân đạm 64,5%; Kali 60,5% tổng lượng đầu tư.
Giai đoạn bón thúc đợt 2: Phân đạm: 5,2%; Kali: 32,1% tổng lượng đầu tư.
Như vậy, mức đầu tư và phương pháp chăm bón như trên ta nhận thấy muốn tăng năng suất, chất lượng khoai tây vụ đông không những phải đầu tư
lượng lớn phân bón mà còn cần bón đầy đủ, cân đối giữa các loại phân bón và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây khoai tâỵ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu, bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng.
Sâu, bệnh hại vùng lá làm cho lá bị khuyết, giảm diện tích quang hợp sẽ
gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ khoai tâỵ Các bệnh hại vùng rễ
và thân có thể gây chết cây, dẫn đến bị khuyết mật độ cây và ảnh hưởng trực tiếp
đến sản lượng của cây khoai tâỵ Tại huyện Quế Võ hiện nay, xuất hiện một số
loại sâu bệnh hại cây khoai tây vụ đông như: sâu sám, sâu xanh, sâu khoang, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh vi rút, bệnh ghẻ củ,…
Do nhận biết được tác hại của sâu bệnh hại gây lên đối với cây trồng, các cơ quan chuyên môn đặc biệt quan tâm, hướng dẫn, khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Theo Ông Nguyễn Đăng Hưng - Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Lợ - Việt Hùng, cho biết:
Hộp 4.1: Thực trạng công tác phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây vụđông tại Quế Võ
Trên cơ sở chủđộng thường xuyên bám nắm đồng ruộng, theo dõi kịp thời diễn biến sâu bệnh hại cây trồng, đa số hộ nông dân đã sử dụng những biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả, do đó đã hạn chế được phần lớn tác hại do sâu bệnh hại gây lên.
Đối với sâu bệnh hại cây khoai tây, thường thì các xã viên ít để ý hơn là đối với sâu bệnh hại trên lúạ Nhưng với sự chỉ đạo của UBND xã, cán bộ
khuyến nông xã đã có những thông báo, khuyến cáo kịp thời đến xã viên về
tình hình sâu bệnh hại trên cây khoai tây ở từng thời điểm khác nhaụ Và tôi cũng đã trực tiếp phát trên loa những đợt sâu bệnh hại phát triển trên cây khoai tâỵ Sau khi nghe tôi thông báo trên loa thì các hộ xã viên đã đến gặp tôi để được tư vấn thêm cách phát hiện phân biệt các loại sâu và để phun phòng trừ kịp thời…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
Nhưng bên cạnh đó, còn một số ít hộ nông dân chưa tích cực, chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng, do đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng củ khoai tâỵ Đặc biệt, trong một vài năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu biến đổi thất thường gây lên ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng; sự lạm dụng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã gây lên sự suy thoái hệ sinh thái động vật, thực vật. Do vậy, đã có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả kinh tế của cây trồng nếu không có sự thay đổi nhận thức trong quá trình phát triển sản xuất cây trồng đảm bảo sự bền vững.
Bảng 4.13: Cách phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây vụđông
Đơn vị tính: % số hộđiều tra TT Cách phòng trừ Xã Việt Hùng Xã Bằng An Xã Nhân Hoà Chung 1 Phun thuốc phòng trừ 83,3 63,3 76,8 74,4 2 Nhổ cây bị bệnh 13,3 20,0 16,7 16,7 3 Dùng bẫy, bả 0,0 0,0 0,0 0,0 4 Không làm gì 3,4 16,7 6,7 8,9 (Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2013) Bảng 4.13 cho thấy, tỷ lệ hộ nông dân tại huyện Quế Võ sử dụng biện pháp phun thuốc phòng trừ khi sâu bệnh hại xuất hiện chiếm tỷ lệ cao: 74,5%,
đặc biệt các hộ nông dân tại xã Việt Hùng là 83,3% . Nhưng bên cạnh đó, còn khoảng 8,9% số hộ không làm gì khi thấy sâu bệnh hại xuất hiện, điển hình là các hộ nông dân tại xã Bằng An, chiếm 16,7% tổng số hộđiều trạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
hình diễn biến sâu bệnh hại cây trồng nói chung, cây khoai tây vụđông nói riêng, Trạm Bảo vệ thực vật kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện đã có những khuyến cáo, tư vấn đối với hộ nông dân sản xuất khoai tây vụ đông về thời điểm, cách phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh gây hạị Ngoài các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cũng cần phải xử lý giống qua thuốc bảo vệ thực vật, trước khi trồng bón lót thêm một lượng vôi bột đã được ủ kỹ ngoài tác dụng khử chua, tăng độ phì cho
đất còn có tác dụng giảm mầm nấm bệnh. Vì vậy, các hộ sản xuất đã hạn chế được phần lớn thiệt hại trong sản xuất do sâu bệnh hại gây lên.
+ Thực trạng sử dụng đầu vào: Trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông sử dụng một số đầu vào chủ yếu như: đất đai, lao động, phân bón và kỹ
thuật chăm sóc.
- Tình hình sử dụng đất đai và lao động: Tại huyện Quế Võ, hầu hết các hộ nông sản xuất khoai tây vụ động tại huyện Quế Võ đều sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộđã được Nhà nước giao ổn định lâu dài, với lao động hiện có của gia đình để phát triển sản xuất.
Theo ông Nguyễn Quang Dương, tại thôn Lợ, xã Việt Hùng, huyện Quế
Võ cho biết:
Hộp 4.2: Thực trạng sử dụng đất đai và lao động tại các hộ sản xuất khoai tây vụđông
Vụđông năm 2013, gia đình có 2 lao động chính và cùng gia đình Anh Hưởng (là anh vợ), ngoài hơn 9 sào của hai gia đình còn đi mượn thêm hơn 1 mẫu nữa của những nhà trong thôn không trồng, vì nhân tiện gia đình có máy cày và không ngại giá đầu ra vì hàng năm gia đình mua thu gom của các hộ
trong thôn, xã và bán trực tiếp cho thương lái ở Thị xã Từ Sơn và một số
người trong Nam, do đó lúc nào giá cao thì mình thu hoạch. Còn lao động, ngoài các lao động của hai gia đình, vào những lúc chăm sóc, thu hoạch cho kịp thời vụ, được giá thì phải thuê thêm ở ngoàị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn một số hộ sản xuất khoai tây vụđông tại huyện Quế Võ, cho thấy thực trạng sử dụng đất đai, lao động tại huyện Quế Võ, hầu hết các hộ nông sản xuất khoai tây vụ động tại huyện Quế Võ đều sử dụng
đất đai của hộđã được Nhà nước giao ổn định lâu dài và lao động hiện có trong hộ gia đình để phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, một số ít hộ, Hợp tác xã như: hộ ông Nguyễn Quang Dương, hộ ông Nguyễn Đăng Hưởng tại thôn Lợ, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ; hộ ông Nguyễn Văn Nhân, tại thôn Trại Đường, xã Nhân Hoà, huyện Quế Võ; Hợp tác xã Hùng Châu tại Xã Việt Hùng, huyện Quế Võ ngoài diện tích của hộ, của Hợp tác xã còn mượn, thuê thêm của những hộ khác không sản xuất ở trong thôn, trong xã để phát triển tận dụng những nguồn lực sẵn có của gia đình, mở rộng quy mô phát triển sản xuất.
- Mức đầu tư phân bón cho sản xuất: Mức đầu tư, chế độ bón phân cho cây trồng là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng.
Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, trong điều kiện thời tiết lạnh và khô hanh, để đạt được năng suất, chất lượng sản phẩm cao thì cây khoai tây phải huy động một lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, người nông dân cần phải bón một lượng phân bón thoảđáng và kết hợp hợp lý, cân đối giữa các loại phân bón (phân đạm, phân lân và kali) để duy trì độ phì cho đất và cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển ở từng giai đoạn khác nhaụ
Bên cạnh các loại phân hoá học, một số hộ gia đình bón bổ sung thêm phân chuồng đã ủ hoai mục, để tăng thêm độ phì, màu mỡ cho đất, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây và hạn chế bạc màu đất.
Trên cơ sở giúp đỡ, khuyến cáo, tư vấn của các chương trình khuyến nông, hội thảo, về cơ bản người nông dân đã chú trọng hơn và quan tâm, để ý nhiều tới việc kết hợp bón các loại phân chuồng, phân đạm, phân lân và kali và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các loại phân bón cho cây khoai tây vụ đông nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
Bảng 4.14: Mức đầu tư phân bón cho sản xuất khoai tây vụđông Loại phân bón/ Chỉ tiêu % số hộ Mức đầu tư (kg/sào) Phân chuồng Từ 0 - 200 201- 400 401- 600 601 - 800 >800,0 % số hộ 91,2 8,8 0,0 0,0 0,0 Phân đạm Từ 0 - 4,0 4,1- 8,0 8,1 -12,0 12,1- 16,0 > 16,0 % số hộ 0,0 12,2 72,2 15,6 0,0 Phân lân Từ 0 -10,0 10,1-20,0 20,1- 30,0 30,1- 40,0 >40,0 % số hộ 0,0 0,0 16,7 73,3 10,0 Kali Từ 0 - 3,0 3,1- 6,0 6,1 -9,0 9,1- 12,0 > 12,0 % số hộ 0,0 12,2 66,7 21,1 0,0 (Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2013) Theo kết quả điều tra, bảng 4.14 cho thấy mức đầu tư thâm canh của các hộ nông dân ở huyện Quế Võ cho cây khoai tây/sào tương đối caọ
Phân đạm đầu tư từ 8,1 - 12,0 kg/sào chiếm 72,2%; Phân lân đầu tư từ
30,1 - 40,0 kg/sào chiếm 73,3%; Kali đầu tư từ 6,1 - 9,0 kg chiếm 66,7%, từ 9,1 - 12,0 kg/sào chiếm 21,1%. Đây là yếu tố tiền đề tạo năng suất khoai tây cao của Quế Võ.
Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng phân chuồng rất ít, số hộ không đầu tư
phân chuồng chiếm khoảng 65,6% trong tổng số hộ điều trạ Nguyên nhân là trong một vài năm gần đây số hộ nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm rõ rệt, do đó nguồn cung cấp phân chuồng của các hộ nông dân rất ít, thậm chí là không có.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57