Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 29)

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, liền kề với Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình giao thương, phát triển kinh tế - xã hộị Trong những năm gần đây, với chủ

trương phát triển cây vụ đông của tỉnh đã đưa thời vụ sản xuất cây vụ đông trở

thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm (lúa chiêm - lúa mùa - cây vụ đông) và chú trọng đưa cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như khoai tây và một số loại raụ Cây khoai tây là cây chủ lực trong vụ đông của tỉnh. Bởi cây khoai tây không yêu cầu thời vụ khắt khe, dễ canh tác, cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, rất phù hợp với cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khoai tây được trồng ở tất cả

các huyện trong tỉnh.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai tây tại Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2008 2.558,0 145,8 37.295,6 2009 2.163,0 138,4 29.935,9 2010 2.477,8 140,3 36.868,0 2011 2.122,7 147,0 43.365,0 2012 2.187,5 157,6 34.475,0 2013 2.100,0 161,0 33.810,0

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2008 - 2013) Qua bảng 2.4 cho thấy, diện tích trồng cây khoai tây của tỉnh trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định. Năm 2009, diện tích trồng khoai tây giảm mạnh do nguồn cung ứng giống không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chất lượng giống thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

Rất nhiều khoai thương phẩm được đưa ra xử lý để trở thành khoai giống, do vậy năng suất khoai thấp, sâu bệnh hại phát triển mạnh, trong khi đó đầu ra không ổn định. Nhưng, từ năm 2010 đến nay tỉnh đã mạnh dạn đưa một số giống khoai tây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như giống Atlantic, Solara, Marabel, Daimant, KT2 và có chính sách trợ giá giống, hỗ trợ công chỉđạo sản xuất nên diện tích trồng khoai tây tăng trở lại và đạt 2.187,5 ha vào năm 2012. Bên cạnh đó, một bộ phận người trồng khoai tây không phải lo lắng về đầu ra bởi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Orion đặt tại huyện Yên Phong đã bao tiêu toàn bộ khoai tây thương phẩm giống Atlantic (chiếm 45% sản lượng khoai tây của tỉnh năm 2011) cho người dân. Còn những giống khác thì tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Có những thời điểm người nông dân thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nhà thu mua với giá thành khá cao, đã tạo tâm lý cho người trồng khoai tây yên tâm sản xuất.

Về năng suất khoai tây: Năm 2009, năng suất khoai tây lại giảm là do nguồn củ giống đã bắt đầu thoái hóa dẫn đến năng suất khoai tây giảm mạnh từ

145,8 tạ/ha (năm 2008) xuống còn 138,4 tạ/ha (năm 2009). Đến năm 2010 năng suất khoai tây bắt đầu tăng trở lại đạt 161,0 tạ/ha (năm 2013). Năng suất khoai tây tăng là do tỉnh đã đưa nguồn giống chất lượng cao nhập khẩu từ Mỹ, Hà Lan vào sản xuất như giống Atlantic, Solara, Marabel... thay thế một số giống cho năng suất thấp như những giống địa phương, giống khoai tây nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc.

Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của tỉnh Bắc Ninh cũng chưa thực sựổn định. Bởi nguồn giống chất lượng cao còn thiếu, giá giống cao, nhiều người dân tự để khoai thịt làm giống, do vậy chất lượng giống thấp dẫn đến năng suất thấp... Bên cạnh đó, do quy trình kỹ thuật chưa đảm bảo, tác

động của các điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi làm cho năng suất khoai tây chưa caọ

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 29)