Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai tây vụ đông

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 70)

III Giá trị sản xuất trồng trọt tỷ.đ 824,1 796,1 774, 0 50,

4.1.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai tây vụ đông

Trong những năm gần đây, cây khoai tây vụ đông đã trở thành cây trồng chính của vụ đông tại huyện Quế Võ, góp phần không nhỏ trong tổng giá trị

ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.

Vụ đông rất quan trọng đối với người nông dân, không những tạo thêm việc làm, giải quyết một phần lao động dư thừa trong nông thôn, nâng cao thu nhập, hiệu quả sử dụng đất mà còn lĩnh hội những kiến thức, những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào phát triển sản xuất các loại cây trồng có giá trị

kinh tế caọ Từđó, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, trình độ canh tác trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất các loại cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao nói riêng, trong đó cây khoai tây vụ đông là chủ đạọ

Qua điều tra, khảo sát các hộ, các Hợp tác xã nông nghiệp phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụ đông được thể hiện qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và chỉ tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất khoai tây vụđông

Chỉ tiêu Đơn vị tính Xã điều tra Bình quân Việt Hùng Bằng An Nhân Hoà Ị Kết quả sản xuất 1.Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 139.642,0 136.521,8 139.774,4 138.646,1 2.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 32.384,2 32.638,9 32.547,2 32.523,4 3.Giá trị tăng thêm (VA) 1.000đ 107.257,8 103.882,9 107.227,2 106.122,6 4.Thu nhập hỗn hợp

(MI) 1.000đ 43.586,5 40.244,0 43.542,0 42.457,5

IỊ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 1. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC) Lần 4,3 4,2 4,3 4,27 2. Tỷ suất giá trị tăng

thêm theo chi phí (VA/IC)

Lần 3,3 3,2 3,3 3,27 3. Tỷ suất thu nhập hỗn

hợp tăng thêm theo chi phí (MI/IC)

Lần 1,3 1,2 1,3 1,27 4. Tỷ suất thu nhập hỗn

hợp bình quân trên một công lao động (MI/công lao động)

1.000đ 125,5 116,0 125,4 122,3

(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2013)

Để thấy được hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây vụđông so với các cây trồng khác trong năm, tác giả nghiên cứu tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

một số loại cây trồng vụđông năm 2013 - 2014 tại huyện Quế Võ như cây khoai lang, cây đậu tương, cây dưa các loạị

Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất một số loại cây trồng vụđông

Chi tiêu Đơn vị tính Khoai lang Đậu tương Dưa các loại Ị Kết quả sản xuất 1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 122.679,6 63.319,4 167.346,1 2. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 30.533,3 14.608,3 42.508,3 3. Giá trị tăng thêm (VA) 1.000đ 92.146,3 48.711,1 124.837,8 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 28.446,3 12.711,1 48.337,8

IỊ Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả

1. Tỷ suất giá trị sản xuất theo

chi phí (GO/IC) Lần 4,0 4,3 3,9

2. Tỷ suất giá trị tăng thêm

theo chi phí (VA/IC) Lần 3,0 3,3 2,9 3. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp

tăng thêm theo chi phí (MI/IC) Lần 0,9 0,87 1,1 4. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp

bình quân trên một công lao

động (MI/công lao động)

1.000đ 81,9 91,5 116,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Trong sản xuất các cây trồng vụ đông như khoai tây, khoai lang, đậu tương và dưa xuất khẩu các loại thì các khoản đầu tư chi phí dụng cụ như cào, cuốc, liềm,… giá trị rất nhỏ và được sử dụng trong nhiều vụ, nhiều năm nên tác giả nghiên cứu không hạch toán vào các khoản chi phí trong sản xuất phát triển cây trồng.

Bên cạnh đó, hiện nay các hộ gia đình, Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất khoai tây vụ đông đều thuê dịch vụ làm đất bằng máy cơ giới, do đó chi phí về

dụng cụ như cày, bừa là không có. Vì vậy, chi phí khấu hao về dụng cụ sản xuất là không đáng kể.

Trong nghiên cứu này, tác giả có sử dụng một số chỉ tiêu thể hiện kết quả

sản xuất và thể hiện hiệu quả sản xuất. Trong đó, chỉ tiêu về thu nhập hỗn hợp, thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động, phản ánh rõ nhất các khoản thu nhập thuần tuý, thu nhập trên một ngày công lao động từ kết quả sản xuất khoai tây vụđông.

Qua bảng 4.17 và bảng 4.18 cho thấy, hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụđông rất cao, thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 42.457.500 đồng/hạ Cây khoai lang đạt 28.446.300 đồng/ha, cây đậu tương đạt thấp: 12.711.100 đồng/hạ Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một ngày công từ kết quả sản xuất cây khoai tây

đạt: 122.300 đồng/ngày công, cao hơn so với một số loại cây trồng như cây dưa xuất khẩu đạt 116.000 đồng/ngày công; khoai lang đạt 81.900 đồng/ngày công và cây đậu tương đạt 91.500 đồng/ngày công.

Như vậy, so với các cây trồng khác được sản xuất trong vụ đông thì cây khoai tây là cây trồng cho thu nhập cao hơn và trở thành cây trồng chính trong vụ đông tại huyện Quế Võ. Là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình nông dân, cải thiện kinh tế của hộ gia đình, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế về phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hiện nay, với nhu cầu sử dụng khoai tây cho chế biến, nhà hàng, … ngày một tăng lên và giá trị kinh tế từ việc sản xuất khoai tây mang lại thì trong một vài năm tới diện tích gieo trồng khoai tây vụ đông của huyện Quế Võ sẽđược tăng lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Bảng 4.19: Dựđịnh của hộ về phát triển sản xuất khoai tây vụđông

TT Nội dung Tỷ lệ %/tổng số hộ điều tra 1 Giữ nguyên diện tích 25,6 2 Mở rộng diện tích 54,4 3 Giảm diện tích 16,7 4 Bắt đầu trồng 0,0 5 Thôi không trồng 3,3 (Nguồn: Số liệu điều tra các hộ, 2013) Qua bảng 4.19 cho thấy, tỷ lệ các hộ dự định trong một vài năm tới mở

rộng diện tích chiếm tỷ lệ cao (54,4%), tỷ lệ các hộ có dự định giữ nguyên diện tích chiếm 25,6%, các hộ dựđịnh giảm diện tích chiếm 16,7% và các hộ dựđịnh thôi không trồng chiếm 3,3% tổng số hộđiều trạ

Đồng thời với việc tăng diện tích, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT về

giống, về quy trình thâm canh tăng vụ kết hợp với kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và tương lai trở thành hàng hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, giải quyết việc làm cho một phần lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thắng lợi trong sự nghiệp phát triển kinh tế, sự

nghiệp xây dựng nông thôn mới của địa phương.

4.2 Các yếu tốảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây vụđông

Qua kết quả điều tra, thảo luận, phỏng vấn hộ gia đình sản xuất khoai tây, cán bộ, người quản lý chỉ đạo sản xuất tại địa phương có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 70)