III Giá trị sản xuất trồng trọt tỷ.đ 824,1 796,1 774, 0 50,
4.1.4 Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất khoai tây vụ đông
Trong một vài vụ gần đây, được sự quan tâm chỉđạo của UBND tỉnh Bắc Ninh. Các hình thức tổ chức sản xuất khoai tây vụ đông được các cấp uỷ đảng, chính quyền cũng như người nông dân huyện Quế Võ rất quan tâm, bám sát sự
chỉ đạo của các cấp, các ngành chuyên môn cấp trên cũng như những tư vấn, khuyến cáo của công tác khuyến nông về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, trên địa bàn huyện Quế Võ có một số hình thức tổ chức sản xuất sau:
* Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình. Đây là hình thức chiếm đại
đa số trên địa bàn huyện Quế Võ. Số lượng khoai tây trên địa bàn huyện chủ yếu là do các hộ gia đình sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Bảng 4.9: Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình
TT Nội dung Đặc điểm
1 Hình thức tổ chức sản xuất
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hộ, các hộ gia
đình tự chủ quyết định tổ chức sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
2 Quy mô sản xuất Phạm vi hẹp trong một gia đình, với diện tích nhỏ lẻ
của hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sản xuất khoảng từ 3-3,5 sào (Bắc Bộ).
3 Sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Sử dụng lao động và quỹđất sản xuất nông nghiệp của gia đình để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, một số ít hộ có nhu cầu còn mượn, thuê thêm ruộng của những hộ khác trong thôn, xóm và thuê thêm lao động ở bên ngoài vào những thời điểm chăm sóc chính vụ và thời điểm thu hoạch.
- Nguồn vốn sử dụng: Vốn tích luỹ tự có của gia
đình, vốn đi vaỵ
(Nguồn: Thông tin điều tra các hộ, 2013)
Ưu điểm: Hộ gia đình hoàn toàn chủđộng quyết định tổ chức sản xuất các loại cây trồng trên diện tích của hộ, chủđộng tiêu thụ sản phẩm đầu rạ
Nhược điểm: Do diện tích của hộ phân tán, nhỏ lẻ ở các xứ đồng, vì vậy trong quá trình tổ chức sản xuất thường hay gặp khó khăn trong việc áp dụng cơ
giới hoá vào các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, nguồn lực cho sản xuất hạn chế, sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm thấp.
* Hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã. Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ có một Hợp tác xã Hùng Châu tại xã Việt Hùng, huyện Quế Võ với ngành nghề đăng ký kinh doanh là tổ chức sản xuất và kinh doanh nông sản, trong đó chủ yếu là khoai tâỵ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Bảng 4.10: Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã TT Nội dung Đặc điểm 1 Hình thức tổ chức sản xuất Đại hội xã viên bầu ra Ban quản trị Hợp tác xã - đại diện cho xã viên chủ động quyết định tổ chức sản xuất trên những diện tích do xã viên góp lại, diện tích thuê, mượn của những hộ không có nhu cầu sản xuất.
2 Quy mô sản xuất Phạm vi rộng, với diện tích tập trung của các hộ gia
đình xã viên, hình thành các ô thửa, các điểm sản xuất đủ lớn để tổ chức phát triển sản xuất.
3 Sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Sử dụng lao động và quỹđất sản xuất nông nghiệp của các hộ xã viên góp lại và diện tích thuê, mượn thêm của các hộ khác để phát triển sản xuất. Vào những thời điểm chăm sóc chính vụ hoặc thời điểm thu hoạch thuê thêm lao động ở bên ngoàị
- Nguồn vốn sử dụng: Các hộ xã viên góp lại, lãi do phát triển sản xuất và vốn đi vaỵ
(Nguồn: Thông tin điều tra, 2013)
Ưu điểm: Diện tích sản xuất thường được tập trung thành những ô thửa lớn, do đó rất thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, huy động nguồn lực cho sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhược điểm: Trong quá trình tổ chức sản xuất theo hình thức này cũng gặp không ít khó khăn mỗi khi đưa ra các phương án tổ chức sản xuất thì phải có thời gian họp, bàn bạc, thống nhất, cần những khoản chi phí lương, phụ cấp chi phí cho các bộ phận quản lý điều hành Hợp tác xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
Trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay, ngoài hợp tác xã Hùng Châu còn lại là các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các thôn trên địa bàn toàn huyện.
Hình thức tổ chức: Mỗi thôn có một Hợp tác xã, đại diện các hộ gia đình trong thôn là xã viên. Đại hội xã viên bầu ra Ban quản trị, số lượng từ 3 - 5 người, Ban kiểm soát với số lượng từ 1-2 ngườị
Hình thức hoạt động: Ban quản trị Hợp tác xã không đứng ra tổ chức làm dịch vụở tất cả các khâu sản xuất các loại cây trồng, mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức chỉđạo sản xuất theo kế hoạch, hướng dẫn và thông báo các nội dung, công việc liên quan đến các khâu trong sản xuất các loại cây trồng của các cơ quan chuyên môn cấp trên như Phòng NN&PTNT huyện, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ
thực vật huyện và UBND cấp xã. Và chủđộng tổ chức các hoạt động bảo vệ mùa màng như thành lập tổ bảo vệ nội đồng, diệt chuột, ốc bươu vàng trên đồng ruộng với nguồn kinh phí từ các hộ xã viên đóng góp và một phần hỗ trợ của Nhà nước.
* Hình thức tổ chức sản xuất theo các hộ thu gom sản phẩm. Hình thức này ở tại các thôn sản xuất khoai tây, mỗi thôn có từ 2 - 4 hộ gia đình tổ chức thu muạ
Bảng 4.11: Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom
TT Nội dung Đặc điểm
1 Hình thức tổ chức sản xuất
Căn cứ vào khả năng của hộ gia đình, tự chủ quyết
định tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm.
2 Quy mô sản xuất Qui mô hẹp, một gia đình hoặc có thể liên kết một số gia đình tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm. 3 Sử dụng các yếu tố
đầu vào cho sản xuất
- Sử dụng lao động trong gia đình và thuê lao động
ở bên ngoài để tổ chức thu gom.
- Nguồn vốn: Vốn tích luỹ của hộ, vốn đi vaỵ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
Hình thức tổ chức sản xuất này không trực tiếp làm ra sản phẩm mà tổ
chức thu mua sản phẩm khoai tây của các hộ gia đình sản xuất rạ Là cầu nối, khâu trung gian giữa người sản xuất với người tiêu thụ thông qua các kênh tiêu thụ trên thị trường.