Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 60)

Chương 6: QUẢN TRỊ VẬT LIỆU 6.1 Khái quát v ề quản trị vật liệu

6.1.3 Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu

a. Kiểm soát sản xuất:

 Là thực hiện việc phát triển các kế hoạch ngắn hạn và hoạch định tiến độ từng các kế hoạch dài hạn.

Nội dung của nhiệm vụ này là:

 Lập kế hoạch tiến độ sản xuất phù hợp với sự sẵn sàng của nguyên vật liệu đã được hoạch định danh mục…

 Giải quyết hay hướng dẫn trực tiếp các bộ phận sản xuất và kiểm soát nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cần thiết đáp ứng tiến độ sản xuất.

 Cấp phát nguyên vật liệu cho các đơn vị, các bộ phận sản xuất….  Giám sát quá trình làm việc trong các bộ phận sản xuất, giải quyết các công việc theo kế hoạch tiến độ.

b. Vận chuyển:

 Bộ phận này chủ yếu thực hiện các công việc sau:

 Lựa chọn phương tiện vận chuyển, sắp đặt cách thức gởi hàng.

 Giữ quan hệ với phòng thương mại hay các cơ quan khác, có được cái bảng giá cước vận tải giữa các điểm khác nhau cho các loại hàng hóa và phương tiện…

 Kiểm soát các chuyến vận chuyển để biết rằng việc ghi hóa đơn có phù hợp không.

 Kết hợp một cách hợp lý các điểm xuất phát và đích của việc gởi hàng nhằm giảm chi phí.

c. Tiếp nhận:

 Bộ phận tiếp nhận thường chịu trách nhiệm như: dỡ hàng hóa, xác nhận chuyến hàng đến, làm báo cáo nhận hàng, đưa các mặt hàng đến các điểm cần thiết để đo đếm, kiểm tra, cất giữ và sử dụng.

d. Gởi hàng:

 Trách nhiệm của bộ phận gởi hàng là:

 Lựa chọn các hàng hóa trong kho, các mặt hàng cần thiết để gởi đến cho khách hàng.

 Xếp hàng lên phương tiện vận chuyển.

 Quản lý phương tiện vận chuyển của công ty.

6.2 Mua sắm

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)